Kỹ thuật chế tác và bố cục non bộ
Thứ 4, ngày 05/02/2014 08:23:29
Chơi non bộ là thú chơi vô cùng tao nhã đối với tất cả những ai có tâm hồn phóng khoáng, biết yêu thiên nhiên, biết hòa mình vào sự sống của tạo vật, biết thưởng thức cái đẹp thuần khiết của cảnh vật xung quanh.
Chơi non bộ là thú chơi vô cùng tao nhã đối với tất cả những ai có tâm hồn phóng khoáng, biết yêu thiên nhiên, biết hòa mình vào sự sống của tạo vật, biết thưởng thức cái đẹp thuần khiết của cảnh vật xung quanh.
Những hòn đá nhỏ dựng lên, điểm xuyến những cây cổ thụ nhỏ nhắn xinh xinh, soi mình trên hồ nước nhỏ, có năm ba con cá vàng, cá bạc nhởn nhơ trước mắt của ông câu cá, ngồi trầm ngâm bên bờ khe suối nhỏ... Một số ghi nhận trong kỹ thuật chế tác và bố cục non bộ...
Hòn non bộ
1. Các bước tiến hành khi chế tác hòn non bộ:
- Vẽ phác thảo: Muốn làm một hòn non bộ, trước hết ta cũng nên cẩn thận lấy giấy, viết ra vẽ một phác thảo. Có thể dùng đá làm mô hình giả dưới đất để từ đó mà rút ra được những ý kiến mới mẻ trước khi làm chính thức.
- Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu chính để làm non bộ là đá; (loại đá thích hợp nhất là đá San hô), xi măng, cát, sắt, đây là những loại vật liệu để xây, kết nối các khối đá lại với nhau hay xây hồ, bể cạn.
- Đồ trang trí phụ: Muốn hòn non bộ đẹp và có hồn, phải bổ sung những đồ trang trí như: chùa, nhà, chim, thú, ngư, tiều, canh, mục và kể cả cây cảnh.
- Cây trồng trên non bộ: Cây trồng trên non bộ phải nhỏ nhắn, nhưng phải có dáng cổ thụ, chịu hạn, dễ bám vào đá. Một số cây hay dùng như: cần thăng, sung, kim quít, đinh lăng lá nhỏ, sanh, si, bồ đề, thạch tùng, vạn niên tùng( tùng La Hán), dương xỉ son liễu, ngâu, khế, ngũ trảo, bùm sụm, trầu bà, tóc tiên, thủy trúc v.v....
- Đồ nghề: Muốn hòn non bộ đẹp, phải có cưa, đục, rũa, búa để gọt, đẽo v.v... cho các hòn đá đẹp và vừa theo đúng ý mình.
2. Cách bố cục của hòn non bộ
Non bộ là một tác phẩm nghệ thuật , nên cũng như thơ văn và nhạc, họa, sáng tác phải có bố cục vững vàng. Bố cục của non bộ chịu ảnh hưởng của luật không gian ba chiều của hội họa như: cao thấp, xa gần, trên dưới... Quả núi được chia ra làm 3 phần rõ rệt:
- Ngọn núi: Ngọn núi còn gọi là chóp núi, hay đỉnh núi. Đây là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi nếu nhọn là núi trẻ, và tròn đầu là núi già. Thường thì non bộ người ta chơi núi trẻ nên ngọn núi vút thẳng lên tượng trưng cho trời. Trời thì ở vị trí cao nhất, nên nếu trên chót đỉnh có cây là sai nguyên tắc.
- Sườn núi: Sườn núi nằm vào khoảng giữa của quả núi. Đây là phần lớn nhất và quan trọng nhất, giá trị của quả núi đẹp xấu ra sao tùy vào sự bài trí của phần này. Sườn núi tượng trưng cho người. Sườn núi thường có gềnh, thác, hang động, khe rãnh, và những gì liên quan đến sự sống của động và thực vật.
- Chân núi: Chân núi là phần nền của quả núi, tính từ phần nền nổi trên mặt nước, xuống phần đá ngầm, và phần đế của quả núi. Chân núi tưựong trưng cho đất, nên vừa vững chắc, vừa phì nhiêu, tùy vào đó mà tạo sông, suối, ao, hồ, có ruộng, vườn, có sự sống của con người và muông thú.
Chú ý rằng vị trí núi phải đặt cho hợp lý để giữ sự cân đối, phải "đồng thanh, đồng thủ" mới đẹp mắt. Diện tích núi không được chiếm quá hai phần ba mặt hồ.
Những hòn đá nhỏ dựng lên, điểm xuyến những cây cổ thụ nhỏ nhắn xinh xinh, soi mình trên hồ nước nhỏ, có năm ba con cá vàng, cá bạc nhởn nhơ trước mắt của ông câu cá, ngồi trầm ngâm bên bờ khe suối nhỏ... Một số ghi nhận trong kỹ thuật chế tác và bố cục non bộ...
Hòn non bộ
1. Các bước tiến hành khi chế tác hòn non bộ:
- Vẽ phác thảo: Muốn làm một hòn non bộ, trước hết ta cũng nên cẩn thận lấy giấy, viết ra vẽ một phác thảo. Có thể dùng đá làm mô hình giả dưới đất để từ đó mà rút ra được những ý kiến mới mẻ trước khi làm chính thức.
- Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu chính để làm non bộ là đá; (loại đá thích hợp nhất là đá San hô), xi măng, cát, sắt, đây là những loại vật liệu để xây, kết nối các khối đá lại với nhau hay xây hồ, bể cạn.
- Đồ trang trí phụ: Muốn hòn non bộ đẹp và có hồn, phải bổ sung những đồ trang trí như: chùa, nhà, chim, thú, ngư, tiều, canh, mục và kể cả cây cảnh.
- Cây trồng trên non bộ: Cây trồng trên non bộ phải nhỏ nhắn, nhưng phải có dáng cổ thụ, chịu hạn, dễ bám vào đá. Một số cây hay dùng như: cần thăng, sung, kim quít, đinh lăng lá nhỏ, sanh, si, bồ đề, thạch tùng, vạn niên tùng( tùng La Hán), dương xỉ son liễu, ngâu, khế, ngũ trảo, bùm sụm, trầu bà, tóc tiên, thủy trúc v.v....
- Đồ nghề: Muốn hòn non bộ đẹp, phải có cưa, đục, rũa, búa để gọt, đẽo v.v... cho các hòn đá đẹp và vừa theo đúng ý mình.
2. Cách bố cục của hòn non bộ
Non bộ là một tác phẩm nghệ thuật , nên cũng như thơ văn và nhạc, họa, sáng tác phải có bố cục vững vàng. Bố cục của non bộ chịu ảnh hưởng của luật không gian ba chiều của hội họa như: cao thấp, xa gần, trên dưới... Quả núi được chia ra làm 3 phần rõ rệt:
- Ngọn núi: Ngọn núi còn gọi là chóp núi, hay đỉnh núi. Đây là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi nếu nhọn là núi trẻ, và tròn đầu là núi già. Thường thì non bộ người ta chơi núi trẻ nên ngọn núi vút thẳng lên tượng trưng cho trời. Trời thì ở vị trí cao nhất, nên nếu trên chót đỉnh có cây là sai nguyên tắc.
- Sườn núi: Sườn núi nằm vào khoảng giữa của quả núi. Đây là phần lớn nhất và quan trọng nhất, giá trị của quả núi đẹp xấu ra sao tùy vào sự bài trí của phần này. Sườn núi tượng trưng cho người. Sườn núi thường có gềnh, thác, hang động, khe rãnh, và những gì liên quan đến sự sống của động và thực vật.
- Chân núi: Chân núi là phần nền của quả núi, tính từ phần nền nổi trên mặt nước, xuống phần đá ngầm, và phần đế của quả núi. Chân núi tưựong trưng cho đất, nên vừa vững chắc, vừa phì nhiêu, tùy vào đó mà tạo sông, suối, ao, hồ, có ruộng, vườn, có sự sống của con người và muông thú.
Chú ý rằng vị trí núi phải đặt cho hợp lý để giữ sự cân đối, phải "đồng thanh, đồng thủ" mới đẹp mắt. Diện tích núi không được chiếm quá hai phần ba mặt hồ.
( Theo : Honnonbo.vn )
Bình luận trên facebook