Cây Cù Đề
Nhóm cây : | Cây thuốc, Cây bụi |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây cù đề có tên khoa học là Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C.E.C. Fischer (B. rhamnoides Muell - Arg.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây cù đề là cây thuốc quý, mọc dại khắp nhiều nơi chữa được khá được nhiều bệnh trong dân gian.
Đặc điểm cây cù đề:
Cây dạng cây bụi, cao 0,5 - 3m, không lông, vỏ nâu; nhánh xếp hai dãy, trải ra, mảnh, màu đo đỏ lúc non. Lá xếp hai dãy; phiến mỏng hình trái xoan - mũi mác hay xoan bầu dục, đài tới 2,5cm, rộng 1,6cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc; gân bên 3 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 4mm; lá kèm hình tam giác, có mũi nhọn, dài 1 - 2mm.
Cụm hoa ở nách lá, hoa đực xếp 2 - 3 cái một, hoa cái đơn độc ở phía ngọn các nhánh. Hoa đực có đài dạng con quay với mép nguyên hay hơi lượn sóng, nhị hợp thành cột thụt trong đài, hình trụ có 3 thùy ở đỉnh, mang bao phấn. Hoa cái có đài hình chuông chia ở đỉnh thành 6 lá đài, bầu hình trứng dẹp với 3 vòi nhụy ngắn. Quả nang hình trứng dẹp ở đỉnh, đường kính 5mm, cao 6mm, màu đỏ, kèm theo đài hoa hơi đồng trưởng.
Cụm hoa ở nách lá, hoa đực xếp 2 - 3 cái một, hoa cái đơn độc ở phía ngọn các nhánh. Hoa đực có đài dạng con quay với mép nguyên hay hơi lượn sóng, nhị hợp thành cột thụt trong đài, hình trụ có 3 thùy ở đỉnh, mang bao phấn. Hoa cái có đài hình chuông chia ở đỉnh thành 6 lá đài, bầu hình trứng dẹp với 3 vòi nhụy ngắn. Quả nang hình trứng dẹp ở đỉnh, đường kính 5mm, cao 6mm, màu đỏ, kèm theo đài hoa hơi đồng trưởng.
Đặc điểm phân bố của cây cù đề:
Cây ưa sáng, mọc ở bờ ruộng, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1000m.
Phân bố tập trung ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, quần đảo Mã Lai và Philippin. Ở nước ta, cây mọc tại nhiều nơi từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Công dụng của cây cù đề:
Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng amygdal. Ở Malaixia có dân tộc ít người dùng lá làm rau ăn; dịch lá được dùng làm thuốc bổ trợ cho phụ nữ uống sau khi sinh.
Ở Philippin vỏ cây có vị se dùng làm thuốc chống các chứng xuất huyết; nước sắc rễ dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ở Quảng Đông (Trung Quốc) toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, bình suyễn để chữa bệnh hen suyễn, sưng đau họng và bệnh mẩn ngứa.
Ở Philippin vỏ cây có vị se dùng làm thuốc chống các chứng xuất huyết; nước sắc rễ dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ở Quảng Đông (Trung Quốc) toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, bình suyễn để chữa bệnh hen suyễn, sưng đau họng và bệnh mẩn ngứa.
Một số hình ảnh tham khảo thêm về cây cù đề:
(BlogCayCanh.vn)
Xem thêm
Bình luận trên facebook