Cây hồng
Nhóm cây : | Cây ăn quả |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Hồng là một loại cây ăn quả thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.
Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.
Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.
Cây hồng
Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.
Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.
Quả hồng mòng
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.
Quả hồng chín
Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm.
Tác hại khi ăn nhiều hồng
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa: Hồng có nhiều vitamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Đặc biệt không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, khi đó các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Quả hồng
Văn hóa
Hồng ngâm đã đi vào tục ngữ tiếng Việt với câu:
"Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc"
Ý nói phí công, phí của tựa một vật quý như hồng ngâm mà để chuột làm hư mất.
Cây hồng
Gỗ hồng
Gỗ hồng (D. virginiana) được chuộng dùng làm gậy đánh golf cho tới đầu thế kỷ 20 khi gậy bằng gỗ bị thay thế bằng gậy đúc từ kim loại. Gậy thụt bida cũng hay dùng gỗ cây hồng.
Ngày nay gỗ hồng thường dùng làm cung bắn tên vì độ rắn của gỗ.
Cây hồng
Cây hồng
Hồng giòn
Ngày nay, còn có loài hồng giòn hay hồng không chát, quả lớn gấp 4 lần quả hồng ngâm truyền thống, nguồn gốc từ nước Úc đã được trồng và có mặt trên thị trường Việt Nam, chính là kết quả của mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Úc suốt mấy thập kỷ qua.
Hồng giòn ( hồng không chát )
Mang giống cây trồng Úc sang đất Việt
Phần lớn các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam-Úc trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện giữa Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) với các cơ quan liên quan ở Việt Nam. Một trong những kết quả nổi bật của các chương trình hợp tác giữa hai bên là việc nghiên cứu thành công giống hồng nhập nội từ Úc. Bằng phương pháp ghép giống hồng Úc với giống hồng địa phương đã tạo ra một loại hồng mới tại Việt nam có kích thước to gấp bốn lần hồng ngâm truyền thống của Việt Nam, với vị ngọt đậm đà, giòn, màu sắc bắt mắt và có thể thưởng thức ngay khi hái mà không cần phải ngâm qua nước để giảm bớt vị chát.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự án đã giúp cho các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc, thuộc tỉnh Hoà Bình nâng cao thu nhập đáng kể. Trước đây hồng địa phương chỉ bán được với giá từ 5 trăm đồng đến 2 nghìn đồng/kg, nay với giống hồng giòn này họ đã có thể bán tới 25 nghìn đồng/kg.
Với loại hồng này, nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng sản lượng hoa quả chất lượng cao, cung cấp cho thi trường nội địa và giảm nhập khẩu trái phép hoa quả kém an toàn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện loại hồng này chưa có mặt tại thị trường các thành phố lớn bởi diện tích trồng còn ít và việc giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như sự liên kết với các tư thương chưa được phát triển. Do vậy các nhà nghiên cứu về kinh doanh nông sản Úc và Việt nam đang triển khai kế hoạch nhằm giúp các nông dân mở rộng sản xuất và liên kết với thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.
Cây hồng
Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.
Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.
Quả hồng mòng
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.
Quả hồng chín
Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm.
Tác hại khi ăn nhiều hồng
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa: Hồng có nhiều vitamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Đặc biệt không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, khi đó các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Quả hồng
Văn hóa
Hồng ngâm đã đi vào tục ngữ tiếng Việt với câu:
"Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc"
Ý nói phí công, phí của tựa một vật quý như hồng ngâm mà để chuột làm hư mất.
Cây hồng
Gỗ hồng
Gỗ hồng (D. virginiana) được chuộng dùng làm gậy đánh golf cho tới đầu thế kỷ 20 khi gậy bằng gỗ bị thay thế bằng gậy đúc từ kim loại. Gậy thụt bida cũng hay dùng gỗ cây hồng.
Ngày nay gỗ hồng thường dùng làm cung bắn tên vì độ rắn của gỗ.
Cây hồng
Cây hồng
Hồng giòn
Ngày nay, còn có loài hồng giòn hay hồng không chát, quả lớn gấp 4 lần quả hồng ngâm truyền thống, nguồn gốc từ nước Úc đã được trồng và có mặt trên thị trường Việt Nam, chính là kết quả của mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Úc suốt mấy thập kỷ qua.
Hồng giòn ( hồng không chát )
Mang giống cây trồng Úc sang đất Việt
Phần lớn các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam-Úc trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện giữa Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) với các cơ quan liên quan ở Việt Nam. Một trong những kết quả nổi bật của các chương trình hợp tác giữa hai bên là việc nghiên cứu thành công giống hồng nhập nội từ Úc. Bằng phương pháp ghép giống hồng Úc với giống hồng địa phương đã tạo ra một loại hồng mới tại Việt nam có kích thước to gấp bốn lần hồng ngâm truyền thống của Việt Nam, với vị ngọt đậm đà, giòn, màu sắc bắt mắt và có thể thưởng thức ngay khi hái mà không cần phải ngâm qua nước để giảm bớt vị chát.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự án đã giúp cho các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc, thuộc tỉnh Hoà Bình nâng cao thu nhập đáng kể. Trước đây hồng địa phương chỉ bán được với giá từ 5 trăm đồng đến 2 nghìn đồng/kg, nay với giống hồng giòn này họ đã có thể bán tới 25 nghìn đồng/kg.
Với loại hồng này, nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng sản lượng hoa quả chất lượng cao, cung cấp cho thi trường nội địa và giảm nhập khẩu trái phép hoa quả kém an toàn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện loại hồng này chưa có mặt tại thị trường các thành phố lớn bởi diện tích trồng còn ít và việc giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như sự liên kết với các tư thương chưa được phát triển. Do vậy các nhà nghiên cứu về kinh doanh nông sản Úc và Việt nam đang triển khai kế hoạch nhằm giúp các nông dân mở rộng sản xuất và liên kết với thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
Xem thêm
Bình luận trên facebook