Cây lá bỏng (sống đời)
Nhóm cây : | Cây ngày Tết, Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây lá bỏng, hay cây Sống đời, cây thuốc bỏng, cây bỏng nổ, cây trường sinh, cây lạc địa sinh căn, phương ngữ Nam Bộ (Việt Nam) gọi là cây sống đời (danh pháp hai phần: Kalanchoe pinnata, syn. Bryophyllum calycinum, Bryophyllum pinnatum) là loài cây bản địa của Madagascar.
Ý nghĩa cho ngày Tết
Hoa Sống Đời: Cái tên "Sống đời" nói lên tất cả. Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho cả gia đình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong ngôi nhà của bạn.
Cây lá bỏng (cây sống đời) có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt, đây cũng là đặc điểm chung của nhóm Bryophyllum thuộc chi Kalanchoe. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ. Lá dùng để đắp lên vết bỏng.
Phân bố
Cây lá bỏng (Kalanchoe pinnata) mọc tự nhiên ở các vùng có khí hậu ôn hòa thuộc châu Á, Australia, New Zealand, Tây Ấn, Macaronesia, Mascarenes, Galapagos, Melanesia, Polynesia và Hawaii. Nhiều nơi trong các địa điểm trên, như Hawaii, coi cây lá bỏng là loài xâm thực.
Kinh nghiệm trồng cây sống đời
Cây sống đời dễ trồng, có thể trồng bằng cây con tách từ cây mẹ hoặc bằng lá cũng được, cây rất cần nước nhưng không chịu được úng, cần lên liếp cao. Chiều ngang liếp khoảng 3 m, chiều dài tuỳ theo khổ đất, xung quanh đào mương rộng 2 m, sâu 1,5 m để chứa nước, vừa để tưới giữ độ ẩm vừa làm ao nuôi cá, vừa làm giàn mướp… Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, nên trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 6 dương lịch. Phân bón cho cây chủ yếu là phân NPK, phân hữu cơ sinh học, lượng phân không đáng kể. Một năm bón 2 lần: Bón lần 1 sau khi trồng được 5 tháng, 10 ngày sau bón lần 2.
Cây sống đời là cây hoang dã, tính chống chịu cao, không có sâu, tuy nhiên muốn cho bông đẹp, nở đồng đều có thể dùng Teen để xịt, liều lượng 10cc/bình 8 lít. Từ khi trồng tới lúc thu hoạch khoảng 6 tháng.
Trong Đông y
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non...
Một số bài thuốc từ cây lá bỏng:
- Chữa ngứa: Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
- Chữa chứng đi lỵ: Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng): Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
- Chữa bệnh trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
- Chữa bệnh trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.
- Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
- Trị chứng viêm loét dạ dày: Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.
- Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
- Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.
- Ðau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
- Chữa đau mắt đỏ: Giã nát lá bỏng đắp vào mắt.
- Chữa đổ máu cam: Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
- Chữa nuôi con mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.
- Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 – 2 lần.
- Chữa chứng viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
- Chữa chứng viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4,5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên). Lưu ý, bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.
Xem thêm:
Các loài cây thuốc chữa bệnh
Các loài cây ngày Tết
Bình luận trên facebook