Đậu biếc ( đậu hoa tím - bông biếc )
Cây hoa đậu biếc còn gọi đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học Clitoria ternatean, thuộc chi Đậu biếc (danh pháp: Clitoria), họ Đậu (Fabaceae). Đậu biếc là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông.
Cây đậu biếc : Các loài thuộc chi Đậu biếc bản địa của khu vực nhiệt đới với nền nhiệt cao bao gồm Đông Nam Á, nơi người dân thường lấy hoa làm phẩm nhuộm.
Loài được biết đến nhiều nhất trong chi này là Clitoria ternatea, được dùng làm thuốc đông y và làm thực phẩm. Người Ấn Độ dùng cả rễ cây để chữa bệnh.
Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường mọc hoang với những bông hoa leo ở bờ rào và để lấy quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt. Bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
Hoa đậu biếc
Ý nghĩa của hoa đậu biếc :
Hoa biểu tượng cho niềm vui bất tận, sự khởi đầu, sự duyên dáng, thanh nhã. Đậu hoa nói lên cho biết rằng bạn là người luôn cởi mở vui vẻ, dễ làm quen và gần gũi với những người chung quanh. Bạn cũng có tính rất tò mò, nhưng sự tò mò đó là để biết những chuyện gì đang xảy ra chung quanh mình, và cố tìm hiểu cho bằng được. Còn nếu ai đó kiếm người để tin cậy trao gửi câu chuyện, thì bạn là người được tín nhiệm trong số người họ cần tìm.
Hoa đậu biếc
Cây hoa đậu thơm trồng thẳng bằng hạt như các loại đậu khác. Đánh sạch dọc theo luống nhau 50cm tra mỗi gốc 3 hạt cách nhau 40cm, được bón phân lót trước đó bằng phân mục ẩm rồi lấp đất dày 2 – 3cm, còn chừa lại đất ở rạch đẽ vun tiếp 2 – 3 lần sau. Hạt tốt sẽ nẩy sau 3 – 5 ngày, đất khô mới cần tưới, nếu đất váng cần xới nhẹ mặt luống cho cây mọc, vì hạt to, cây khó dọi lá mầm lên khỏi mặt đất.
Cây đậu biếc chịu nắng và hạn, nước vừa đủ ẩm, chịu rét tốt.
Loài được biết đến nhiều nhất trong chi này là Clitoria ternatea, được dùng làm thuốc đông y và làm thực phẩm. Người Ấn Độ dùng cả rễ cây để chữa bệnh.
Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường mọc hoang với những bông hoa leo ở bờ rào và để lấy quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt. Bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
Hoa đậu biếc
Ý nghĩa của hoa đậu biếc :
Hoa biểu tượng cho niềm vui bất tận, sự khởi đầu, sự duyên dáng, thanh nhã. Đậu hoa nói lên cho biết rằng bạn là người luôn cởi mở vui vẻ, dễ làm quen và gần gũi với những người chung quanh. Bạn cũng có tính rất tò mò, nhưng sự tò mò đó là để biết những chuyện gì đang xảy ra chung quanh mình, và cố tìm hiểu cho bằng được. Còn nếu ai đó kiếm người để tin cậy trao gửi câu chuyện, thì bạn là người được tín nhiệm trong số người họ cần tìm.
Hoa đậu biếc
Cây hoa đậu thơm trồng thẳng bằng hạt như các loại đậu khác. Đánh sạch dọc theo luống nhau 50cm tra mỗi gốc 3 hạt cách nhau 40cm, được bón phân lót trước đó bằng phân mục ẩm rồi lấp đất dày 2 – 3cm, còn chừa lại đất ở rạch đẽ vun tiếp 2 – 3 lần sau. Hạt tốt sẽ nẩy sau 3 – 5 ngày, đất khô mới cần tưới, nếu đất váng cần xới nhẹ mặt luống cho cây mọc, vì hạt to, cây khó dọi lá mầm lên khỏi mặt đất.
Cây đậu biếc chịu nắng và hạn, nước vừa đủ ẩm, chịu rét tốt.
Xem thêm
Bình luận trên facebook