Hoa lan ngọc điểm
Lan Ngọc Điểm, còn gọi là Ngọc điểm đai châu, có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea, còn được gọi là Nghinh Xuân, là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Lan ngọc điểm có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh.
Lan ngọc điểm có lá lớn, chùm hoa cong và dài chừng 20 cm, hoa to ngang chừng 3 cm, thơm ngát và có khi cả tháng mới tàn, hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân.
Hoa lan ngọc điểm
Hiện nay Lan ngọc điểm có 4 loại với 4 mầu sắc là : hồng chấm tím, trắng tuyền, đỏ thẫm và đỏ khoang trắng. Lan ngọc điểm mầu đỏ thẫm và khoang trắng được nhập từ Thái Lan.
Hoa lan ngọc điểm
Lan Ngọc Điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea - một loài hoa lan rừng của nước ta thường trổ hoa vào những ngày đầu năm mới với màu trắng tinh nguyên - trên cánh hoa điểm lấm tấm những chấm tím rất kỳ diệu - kì thú khiến người nhìn càng lúc càng thấy mê đắm. Đặc biệt hương hoa rất thơm - đó là ưu điểm lớn của hoa lan Việt Nam. Vì hầu hết lan ngoại tuy đẹp và bền lâu nhưng không có hương, mà đã là hoa thì phải có hương - thế mới sắc hương vẹn toàn.
Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng thích nghi với nhiều nơi trong nước". Nếu Cattleya Labiata Var, Percivaliana được gọi là lan của giáng sinh (Christmas Orchild) thì lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn. Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Hạt lan nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh, nhưng đây là loại lan nhân giống tương đối khó bằng phương pháp cấy mô.
Hoa lan ngọc điểm
Ngọc Điểm là loài lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan từ 26-30 độ C. Lan Ngọc Điểm được bán ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguồn, một từ cây bóng mát và rừng miền Đông Nam Bộ, một nguồn lấy từ cao nguyên Nam Trung Bộ, với độ cao trung bình 600m như các vùng Nha Trang, Thuận Hải. Ngoài ra còn một số loài Ngọc Điểm hoa có màu đỏ, màu trắng, màu gạch được nhập nội từ Thái Lan. Các cây lan được lấy từ vùng Đông Nam Bộ thì chúng sinh trưởng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh tốt hơn các loại.
Lan Ngọc Điểm là một cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt. Ẩm độ lý tưởng từ 40-70%. Tuy nhiên phải nhớ rằng Ngọc Điểm là loài lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản, chỉ cần cột chặt lan vào một cây tựa, đặt vào chậu khoảng 3 cục than gốc thật to là đủ, nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong. Ngọc Điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết. Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Ngọc Điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mà mưa bắt đầu.
Lan Ngọc Điểm là loài lan ưa sáng 60% ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Ngọc Điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì vậy mà cây lan Ngọc Điểm chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Việc sử dụng phân bón cho lan Ngọc Điểm gần giống như loài Vanda. Tuy nhiên, lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4. Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây. Vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phần 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.
Về việc thay chậu, nhân giống và cấu tạo giá thể của lan Ngọc Điểm tương tự các giống Vanda. Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên, cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ làm cho cây bị bỏng là và đây là của ngõ xâm nhập của một số loài nấm, gây bất lợi cho cây rất nhiều.
Hoa lan ngọc điểm
Hiện nay Lan ngọc điểm có 4 loại với 4 mầu sắc là : hồng chấm tím, trắng tuyền, đỏ thẫm và đỏ khoang trắng. Lan ngọc điểm mầu đỏ thẫm và khoang trắng được nhập từ Thái Lan.
Hoa lan ngọc điểm
Lan Ngọc Điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea - một loài hoa lan rừng của nước ta thường trổ hoa vào những ngày đầu năm mới với màu trắng tinh nguyên - trên cánh hoa điểm lấm tấm những chấm tím rất kỳ diệu - kì thú khiến người nhìn càng lúc càng thấy mê đắm. Đặc biệt hương hoa rất thơm - đó là ưu điểm lớn của hoa lan Việt Nam. Vì hầu hết lan ngoại tuy đẹp và bền lâu nhưng không có hương, mà đã là hoa thì phải có hương - thế mới sắc hương vẹn toàn.
Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng thích nghi với nhiều nơi trong nước". Nếu Cattleya Labiata Var, Percivaliana được gọi là lan của giáng sinh (Christmas Orchild) thì lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn. Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Hạt lan nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh, nhưng đây là loại lan nhân giống tương đối khó bằng phương pháp cấy mô.
Hoa lan ngọc điểm
Ngọc Điểm là loài lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan từ 26-30 độ C. Lan Ngọc Điểm được bán ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguồn, một từ cây bóng mát và rừng miền Đông Nam Bộ, một nguồn lấy từ cao nguyên Nam Trung Bộ, với độ cao trung bình 600m như các vùng Nha Trang, Thuận Hải. Ngoài ra còn một số loài Ngọc Điểm hoa có màu đỏ, màu trắng, màu gạch được nhập nội từ Thái Lan. Các cây lan được lấy từ vùng Đông Nam Bộ thì chúng sinh trưởng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh tốt hơn các loại.
Lan Ngọc Điểm là một cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt. Ẩm độ lý tưởng từ 40-70%. Tuy nhiên phải nhớ rằng Ngọc Điểm là loài lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản, chỉ cần cột chặt lan vào một cây tựa, đặt vào chậu khoảng 3 cục than gốc thật to là đủ, nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong. Ngọc Điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết. Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Ngọc Điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mà mưa bắt đầu.
Lan Ngọc Điểm là loài lan ưa sáng 60% ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Ngọc Điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì vậy mà cây lan Ngọc Điểm chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Việc sử dụng phân bón cho lan Ngọc Điểm gần giống như loài Vanda. Tuy nhiên, lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4. Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây. Vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phần 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.
Về việc thay chậu, nhân giống và cấu tạo giá thể của lan Ngọc Điểm tương tự các giống Vanda. Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên, cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ làm cho cây bị bỏng là và đây là của ngõ xâm nhập của một số loài nấm, gây bất lợi cho cây rất nhiều.
Xem thêm
Bình luận trên facebook