Kim giao
Nhóm cây : | Cây lấy gỗ |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây Kim giao, danh pháp khoa học Nageia fleuryi, là một loài thực vật trong họ Podocarpaceae. Một vài phân loại khoa học khác trước đây xếp Kim giao vào các chi Podocarpus, Decussocarmus với các danh pháp khoa học khác như Podocarpus fleuryi (Hickel) năm 1930, Kim giao Decussocarpus fleuryi (Hickel) de Laubenfels 1969. Đến năm 1987 thì người ta bắt đầu xếp loài này ở chi Nageia.
Cây kim giao: cây gỗ nhỡ cao từ 15-25m. Thân thường thẳng và tán cây hình tháp. Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống. Vỏ thân cây màu nâu xám và thường bong mảng. Lá cây thường có hình bầu dục hoặc mũi mác, đầu lá hình nhọn, đuôi lá hình nêm. Hệ gân lá thuộc dạng đa gân, đặc trưng của thực vật chi Nageia. Bề mặt phiến lá thường trơn bóng như chất liệu da. Lá đính đơn và đối xứng nhau qua cành. Nón đực thường đính thành chùm 3-4, nón cái thường mọc đơn lẻ. Quả hình trụ đường kính từ 1,5 - 2,5 cm.
Cây Kim giao
Phân bổ:
Loài ưa phát triển trên đất đá vôi có độ dày tầng đất lớn, thoát nước tốt. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt về quần hợp đơn loài ở Vườn quốc gia Cát Bà của Việt Nam thì Kim giao là loài thường phân bố hỗn giao với các loài Sến, Táu và Dẻ ở các khu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới thường xanh, có độ cao từ 200 - 1000m.
Kim giao được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Campuchia, Việt Nam (hầu hết các tỉnh miền núi có địa chất đá vôi).
Lá và Quả kim giao
Sử dụng:
Gỗ của Kim giao có màu trắng sáng rất đẹp và bền (khác xa với gỗ của các loài thuộc chi Podocarpus hiện nay có màu vàng hơn), gỗ kim giao nhẹ, tỷ trọng 0,48. Gỗ mịn có nhiều vân đẹp, không mọt, dùng làm các đồ mỹ nghệ, làm đũa, làm tượng.
Người Á Đông có cả những kinh nghiệm truyền thống về việc dùng gỗ Kim giao làm đũa để thử độc thực phẩm.
Lá Kim giao cũng được Đông y sử dụng như là một phương thuốc chữa ho, chữa cảm. Tán và lá cây đẹp nên cây cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các công trình tôn giáo như đình chùa, nhà thờ, các công trình mang lối kiến trúc cổ Đông Á.
Bảo tồn:
Vì những sử dụng của gỗ Kim giao mà loài này đang bị đe dọa, nhất là tại Việt Nam. Theo Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam (1996) thì loài này hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.
Truyện về cây Kim Giao:
Trong bạt ngàn rừng núi của Kim Giao Đảo còn lưu truyền một câu chuyện huyền thoại về một cây kim giao màu đỏ.
Khi giặc phương bắc (thời nhà Nguyên, 1287 – 1288) đem quân sang nước Nam mưu đồ cướp nước thì cùng thời gian ấy, tại vùng đất xa xôi ngoài khơi biên giới nước Nam nạn hải tặc hoành hành. Các tàu thương buôn từ Trung Hoa đại lục, Triều Tiên và các nước vùng Bắc Á liên tục bị cướp phá khi đi ngang qua vùng biển này. Từ đấy, người ta đặt tên cho nơi đây là Thất Cát Hải – nghĩa là vùng biển làm mất sự thịnh vượng. (Ngày nay, người ta hiểu Thất Cát theo nghĩa là Cát Bà, Cát Ông, Cát Cò, Cát Tiên, Các cô… là những khu vực quanh hòn đảo). Sau khi thất trận ở bến Vân Đồn, đoàn thủy quân tan tác của tướng Trương Văn Hổ chạy trốn vào khu vực Thất Cát Hải. Họ chọn Kim Giao Đảo làm nơi trú ẩn chờ viện binh và dưỡng thương. Khi vừa đặt chân lên đảo, cảnh vật Kim Giao Đảo hiện ra như trong huyền thoại, tựa chốn bồng lai, khiến không ít quân lính ngây ngất không muốn rời đi mà đắm mình trong ảo tưởng. Càng đi sâu vào đảo càng thấy nhiều nét quyến rủ… Hơn 1 vạn thủy quân đã không trở về và câu chuyện về sự mất tích của họ càng làm cho vùng Thất Cát Hải thêm rùng rợn, huyền bí.
Những lão ngư già nhất vùng còn nghe kể lại về một cây Kim Giao màu đỏ, chính là nơi hơn 1 vạn thủy quân của tướng Trương Văn Hổ đã bỏ mạng vì phát hiện một kho báu khổng lồ, nơi cất giấu hàng hóa và tài sản cướp được của bọn Hải Tặc. Nhiều người đã đi tìm trong vùng bao la của Kim Giao Đảo và cũng có người đã nhìn thấy cái cây kì lạ ấy.
Cây Kim giao
Phân bổ:
Loài ưa phát triển trên đất đá vôi có độ dày tầng đất lớn, thoát nước tốt. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt về quần hợp đơn loài ở Vườn quốc gia Cát Bà của Việt Nam thì Kim giao là loài thường phân bố hỗn giao với các loài Sến, Táu và Dẻ ở các khu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới thường xanh, có độ cao từ 200 - 1000m.
Kim giao được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Campuchia, Việt Nam (hầu hết các tỉnh miền núi có địa chất đá vôi).
Lá và Quả kim giao
Sử dụng:
Gỗ của Kim giao có màu trắng sáng rất đẹp và bền (khác xa với gỗ của các loài thuộc chi Podocarpus hiện nay có màu vàng hơn), gỗ kim giao nhẹ, tỷ trọng 0,48. Gỗ mịn có nhiều vân đẹp, không mọt, dùng làm các đồ mỹ nghệ, làm đũa, làm tượng.
Người Á Đông có cả những kinh nghiệm truyền thống về việc dùng gỗ Kim giao làm đũa để thử độc thực phẩm.
Lá Kim giao cũng được Đông y sử dụng như là một phương thuốc chữa ho, chữa cảm. Tán và lá cây đẹp nên cây cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các công trình tôn giáo như đình chùa, nhà thờ, các công trình mang lối kiến trúc cổ Đông Á.
Bảo tồn:
Vì những sử dụng của gỗ Kim giao mà loài này đang bị đe dọa, nhất là tại Việt Nam. Theo Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam (1996) thì loài này hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.
Truyện về cây Kim Giao:
Trong bạt ngàn rừng núi của Kim Giao Đảo còn lưu truyền một câu chuyện huyền thoại về một cây kim giao màu đỏ.
Khi giặc phương bắc (thời nhà Nguyên, 1287 – 1288) đem quân sang nước Nam mưu đồ cướp nước thì cùng thời gian ấy, tại vùng đất xa xôi ngoài khơi biên giới nước Nam nạn hải tặc hoành hành. Các tàu thương buôn từ Trung Hoa đại lục, Triều Tiên và các nước vùng Bắc Á liên tục bị cướp phá khi đi ngang qua vùng biển này. Từ đấy, người ta đặt tên cho nơi đây là Thất Cát Hải – nghĩa là vùng biển làm mất sự thịnh vượng. (Ngày nay, người ta hiểu Thất Cát theo nghĩa là Cát Bà, Cát Ông, Cát Cò, Cát Tiên, Các cô… là những khu vực quanh hòn đảo). Sau khi thất trận ở bến Vân Đồn, đoàn thủy quân tan tác của tướng Trương Văn Hổ chạy trốn vào khu vực Thất Cát Hải. Họ chọn Kim Giao Đảo làm nơi trú ẩn chờ viện binh và dưỡng thương. Khi vừa đặt chân lên đảo, cảnh vật Kim Giao Đảo hiện ra như trong huyền thoại, tựa chốn bồng lai, khiến không ít quân lính ngây ngất không muốn rời đi mà đắm mình trong ảo tưởng. Càng đi sâu vào đảo càng thấy nhiều nét quyến rủ… Hơn 1 vạn thủy quân đã không trở về và câu chuyện về sự mất tích của họ càng làm cho vùng Thất Cát Hải thêm rùng rợn, huyền bí.
Những lão ngư già nhất vùng còn nghe kể lại về một cây Kim Giao màu đỏ, chính là nơi hơn 1 vạn thủy quân của tướng Trương Văn Hổ đã bỏ mạng vì phát hiện một kho báu khổng lồ, nơi cất giấu hàng hóa và tài sản cướp được của bọn Hải Tặc. Nhiều người đã đi tìm trong vùng bao la của Kim Giao Đảo và cũng có người đã nhìn thấy cái cây kì lạ ấy.
Xem thêm
Bình luận trên facebook