Mắc mật
Mắc mật, còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng (danh pháp hai phần: Clausena indica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương. Từ "mắc mật" là tiếng Tày-Nùng và có thể dịch thành "quả ngọt".
Cây mắc mật là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 m đến 7 m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu.
Quả mắc mật có thể ăn tươi, có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt.
Quả cây mắc mật
Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.
Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.
Lá cây mắc mật
Cây mắc mật ít bị sâu bệnh, nếu trồng bằng hạt đến năm thứ 5 hay thứ 6 thì bắt đầu bói quả, nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2-3 sẽ bắt đầu cho quả.
Tại Việt Nam, cây phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình. Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay hay lợn quay tại Cao Bằng, Lạng Sơn.
Quả mắc mật có thể ăn tươi, có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt.
Quả cây mắc mật
Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.
Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.
Lá cây mắc mật
Cây mắc mật ít bị sâu bệnh, nếu trồng bằng hạt đến năm thứ 5 hay thứ 6 thì bắt đầu bói quả, nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2-3 sẽ bắt đầu cho quả.
Tại Việt Nam, cây phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình. Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay hay lợn quay tại Cao Bằng, Lạng Sơn.
Xem thêm
Bình luận trên facebook