Rau muống
Nhóm cây : | Cây Thủy Sinh, Cây thực phẩm |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Rau muống, danh pháp hai phần: Ipomoea aquatica, là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.
Cây rau muống mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.
Hoa rau muống tía
Phân loại
Ở Việt Nam, rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước . Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn; còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, nên tục gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).
Thành phần hóa học
Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
Hoa rau muống tía
Công dụng
Ẩm thực và chế biến
Rau muống là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm...
Từ rau muống, cách đơn giản nhất là luộc lên. Và tùy theo từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm tép và tương (đặc biệt là tương Bần). Nước của rau muống luộc cũng thường được người dân Việt Nam uống pha với chanh sau bữa ăn. Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi (có thể gia chút mắm tôm theo truyền thống); làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, giấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng. Cũng thường thấy rau muống được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác. Mỗi cách đều có hương vị riêng và tùy sở thích của từng vùng, từng miền mà cách chế biến có khác nhau. Khuyến cáo: rau muống ăn sống phải được rửa kỹ, ngâm nước muối hoặc nước ozone để khử trùng.
Rau muống chẻ làm món ăn
Tại Việt Nam xưa đã từng có loại rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc rỗng, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mạp tiến vua.
Rau muống kị với sữa. Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Rau muống
Những trường hợp không nên ăn rau muống:
1. Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Tuy nhiên, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp 90/60 mmHg, vẫn có thể ăn rau muống do hàm lượng canxi trong rau muống rất cao.
2. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng không nên dùng.
3. Đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
4. Những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
5. Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Hình ảnh cây rau muống
Thơ văn
"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương".
Rau muống và hoa
Dược lý
Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.
Đông y
Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát (khi nấu chín thì lạnh mát giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên có những người bệnh không nên ăn nhiều rau muống.
Hoa rau muống trắng
Một số bài thuốc từ Rau muống
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
- Trị mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát kèm với lượng mật ong vừa đủ đắp vào vùng có mụn nhọt để trị.
- Chữa đau dạ dày: Đau dạ dày có triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng có thể dùng rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ khỏi các triệu chứng trên.
- Giảm sốt cao, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán.
- Trị bệnh nóng nhiệt, ra nhiều mồ hôi cho trẻ nhỏ: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
- Giúp nhuận tràng: Ăn như các món ăn hàng ngày.
- Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
- Chữa tiểu ra nước đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày.
- Chữa quai bị: Rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường uống càng tốt.
- Chữa say sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy 150ml nước để uống. Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở cấp cứu ngay.
Rau muống
Một số lợi ích khác từ Rau muống
1. Giảm cholesterol
Cũng giống như các loại rau có nhiều lá khác, rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân và giảm cholesterol một cách tự nhiên. Một kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy việc tiêu thụ rau muống đã làm giảm mức cholesterol cũng như triglycoside.
2. Trị thiếu máu
Nhờ vào lượng chất sắt dồi dào, rau muống non rất có ích với người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai, những người đang cần thu nạp những thực phẩm giàu chất sắt. Ðây là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên các tế bào máu đỏ.
3. Chữa khó tiêu và táo bón
Do có nhiều chất xơ nên rau muống hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giúp hạn chế những rắc rối có liên quan đến đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người đang bị khó tiêu hay táo bón. Nước rau muống luộc có thể làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, rau muống còn được dùng để trị giun sán. Chất nhựa của rau muống có khả năng trị giun khá hiệu quả.
4. Ngăn ngừa tiểu đường
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp cơ thể có khả năng kháng cự lại bệnh tiểu đường do những căng thẳng từ việc oxy hóa gây ra. Loại rau này còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường ở những người đang mang thai.
5. Trị vàng da và những rắc rối của gan
Y học cổ truyền của người Ấn Ðộ vẫn dùng rau muống để chữa bệnh vàng da và những bệnh về gan. Chiết xuất từ rau muống giúp phòng chống các hóa chất gây hại trong gan nhờ vào khả năng kiểm soát quá trình khử độc cùa các enzyme, chất chống oxy hóa và ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do.
6. Phòng chống bệnh về tim
Những dưỡng chất quan trọng trong rau muống như vitamin A, C hay beta-carotene hoạt động như các chất chống ô-xy hóa. Nhờ đó, tình trạng oxy hóa các cholesterol được ngăn ngừa. Khi bị oxy hóa, các cholesterol sẽ bám dính vào thành mạch máu, gây tắt nghẽn động mạch, đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, lượng folate trong rau muống còn giúp chuyển hóa một chất hóa học có tên là homocysteine, vốn là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim và đột quỵ nếu chúng tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Magie cũng là một trong những khoáng chất có khả năng làm giảm huyết áp và phòng chống các căn bệnh về tim hiệu quả.
7. Ngăn ngừa ung thư
Chứa tới 13 hợp chất chống ô-xy hóa khác nhau, rau muốn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang muốn loại trừ sự tấn công của bệnh ung thư. Những chất chống oxy hóa này sẽ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm hạn chế tình trạng sản sinh các tế bào ung thư và tạo môi trường tự nhiên để các tế bào bình trường phát triển. Rau muống được đáng giá cao trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư ruột - trực tràng, bao tử, da và ung thư vú.
8. Có ích cho mắt
Rau muống cung cấp nhiều carotenoid, vitamin A và lutein. Ðây đều là những dưỡng chất thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của mắt. Bên cạnh đó, rau muống còn bổ sung thêm lượng glutathione cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
9. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, loại rau có nhiều lá này là thực phẩm giúp tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch một cách tự nhiên và rẻ tiền so với việc bạn phải uống vitamin C mỗi ngày. Ăn rau muống mỗi ngày không chỉ đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch, mà còn góp phần củng cố sức mạnh cho xương, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại thải độc tố.
10. Những lợi ích khác
Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả cho việc điều trị các khối u, làm giảm các cơn đau bụng kinh, đau răng, lợi tiểu, chảy máu mũi… Loại rau này còn có khả năng an thần, có ích cho những người đang bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Nước rau muống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Với khả năng loại thải độc tố, rau muống cũng thường được dùng trong những trường hợp bị nôn mửa nhiều do bị ngộ độc thực phẩm.
Hoa rau muống tía
Phân loại
Ở Việt Nam, rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước . Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn; còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, nên tục gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).
Thành phần hóa học
Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
Hoa rau muống tía
Công dụng
Ẩm thực và chế biến
Rau muống là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm...
Từ rau muống, cách đơn giản nhất là luộc lên. Và tùy theo từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm tép và tương (đặc biệt là tương Bần). Nước của rau muống luộc cũng thường được người dân Việt Nam uống pha với chanh sau bữa ăn. Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi (có thể gia chút mắm tôm theo truyền thống); làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, giấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng. Cũng thường thấy rau muống được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác. Mỗi cách đều có hương vị riêng và tùy sở thích của từng vùng, từng miền mà cách chế biến có khác nhau. Khuyến cáo: rau muống ăn sống phải được rửa kỹ, ngâm nước muối hoặc nước ozone để khử trùng.
Rau muống chẻ làm món ăn
Tại Việt Nam xưa đã từng có loại rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc rỗng, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mạp tiến vua.
Rau muống kị với sữa. Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Rau muống
Những trường hợp không nên ăn rau muống:
1. Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Tuy nhiên, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp 90/60 mmHg, vẫn có thể ăn rau muống do hàm lượng canxi trong rau muống rất cao.
2. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng không nên dùng.
3. Đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
4. Những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
5. Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Hình ảnh cây rau muống
Thơ văn
"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương".
Rau muống và hoa
Dược lý
Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.
Đông y
Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát (khi nấu chín thì lạnh mát giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên có những người bệnh không nên ăn nhiều rau muống.
Hoa rau muống trắng
Một số bài thuốc từ Rau muống
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
- Trị mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát kèm với lượng mật ong vừa đủ đắp vào vùng có mụn nhọt để trị.
- Chữa đau dạ dày: Đau dạ dày có triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng có thể dùng rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ khỏi các triệu chứng trên.
- Giảm sốt cao, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán.
- Trị bệnh nóng nhiệt, ra nhiều mồ hôi cho trẻ nhỏ: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
- Giúp nhuận tràng: Ăn như các món ăn hàng ngày.
- Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
- Chữa tiểu ra nước đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày.
- Chữa quai bị: Rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường uống càng tốt.
- Chữa say sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy 150ml nước để uống. Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở cấp cứu ngay.
Rau muống
Một số lợi ích khác từ Rau muống
1. Giảm cholesterol
Cũng giống như các loại rau có nhiều lá khác, rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân và giảm cholesterol một cách tự nhiên. Một kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy việc tiêu thụ rau muống đã làm giảm mức cholesterol cũng như triglycoside.
2. Trị thiếu máu
Nhờ vào lượng chất sắt dồi dào, rau muống non rất có ích với người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai, những người đang cần thu nạp những thực phẩm giàu chất sắt. Ðây là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên các tế bào máu đỏ.
3. Chữa khó tiêu và táo bón
Do có nhiều chất xơ nên rau muống hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giúp hạn chế những rắc rối có liên quan đến đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người đang bị khó tiêu hay táo bón. Nước rau muống luộc có thể làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, rau muống còn được dùng để trị giun sán. Chất nhựa của rau muống có khả năng trị giun khá hiệu quả.
4. Ngăn ngừa tiểu đường
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp cơ thể có khả năng kháng cự lại bệnh tiểu đường do những căng thẳng từ việc oxy hóa gây ra. Loại rau này còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường ở những người đang mang thai.
5. Trị vàng da và những rắc rối của gan
Y học cổ truyền của người Ấn Ðộ vẫn dùng rau muống để chữa bệnh vàng da và những bệnh về gan. Chiết xuất từ rau muống giúp phòng chống các hóa chất gây hại trong gan nhờ vào khả năng kiểm soát quá trình khử độc cùa các enzyme, chất chống oxy hóa và ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do.
6. Phòng chống bệnh về tim
Những dưỡng chất quan trọng trong rau muống như vitamin A, C hay beta-carotene hoạt động như các chất chống ô-xy hóa. Nhờ đó, tình trạng oxy hóa các cholesterol được ngăn ngừa. Khi bị oxy hóa, các cholesterol sẽ bám dính vào thành mạch máu, gây tắt nghẽn động mạch, đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, lượng folate trong rau muống còn giúp chuyển hóa một chất hóa học có tên là homocysteine, vốn là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim và đột quỵ nếu chúng tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Magie cũng là một trong những khoáng chất có khả năng làm giảm huyết áp và phòng chống các căn bệnh về tim hiệu quả.
7. Ngăn ngừa ung thư
Chứa tới 13 hợp chất chống ô-xy hóa khác nhau, rau muốn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang muốn loại trừ sự tấn công của bệnh ung thư. Những chất chống oxy hóa này sẽ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm hạn chế tình trạng sản sinh các tế bào ung thư và tạo môi trường tự nhiên để các tế bào bình trường phát triển. Rau muống được đáng giá cao trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư ruột - trực tràng, bao tử, da và ung thư vú.
8. Có ích cho mắt
Rau muống cung cấp nhiều carotenoid, vitamin A và lutein. Ðây đều là những dưỡng chất thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của mắt. Bên cạnh đó, rau muống còn bổ sung thêm lượng glutathione cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
9. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, loại rau có nhiều lá này là thực phẩm giúp tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch một cách tự nhiên và rẻ tiền so với việc bạn phải uống vitamin C mỗi ngày. Ăn rau muống mỗi ngày không chỉ đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch, mà còn góp phần củng cố sức mạnh cho xương, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại thải độc tố.
10. Những lợi ích khác
Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả cho việc điều trị các khối u, làm giảm các cơn đau bụng kinh, đau răng, lợi tiểu, chảy máu mũi… Loại rau này còn có khả năng an thần, có ích cho những người đang bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Nước rau muống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Với khả năng loại thải độc tố, rau muống cũng thường được dùng trong những trường hợp bị nôn mửa nhiều do bị ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm
Bình luận trên facebook