Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai

Thứ 3, ngày 20/05/2014 10:07:17
Việc tạo hình dáng cho thân cây cảnh liên quan đến xu thế phát triển toàn bộ cây cảnh. Nó còn quyết định đến kiểu dáng kết cấu cho toàn bộ tác phẩm. Hình thế của mỗi cây mỗi khác, muôn mình muôn vẻ không cây nào giống cây nào. Đồng thời, hình thế của mỗi cây lại có cấu hình khác nhau, người làm cây cảnh phải dựa theo cấu tạo cơ sở mà sáng tạo thêm để có một tác phẩm hoàn chỉnh.
Nghệ thuật cây cảnh bonsai
Nghệ thuật cây cảnh bonsai

Dưới đây là 11 kiểu thế thân cây cơ bản :

1. Thân đứng

Thân cây cơ bản đứng thẳng bám rễ vào đất mà vươn cao, hình thế đơn giản, thẳng ngay khỏe khoắn, cho ta cảm giác hiên ngang không chịu khuất phục, hướng vươn hùng dũng. Những cây cảnh loại này được chào giá rất cao ở những nơi mua bán cây cảnh Bonsai :

- Kiểu béo mập

Có phong độ đại tướng, hiện rõ vẻ già dặn, khỏe khoắn, ổn định vững chãi. Phần gốc phình to, toàn cây có xu hướng vươn thẳng, có xu thế gia tăng lực đối kháng ép chặt xuống đất. Mở to góc độ ở ngọn nhưng lại giảm động lực vươn lên của toàn cây, tạo ra thế ổn định chắc chắn. Đây là kiểu thân cây thuộc trường phái “Lĩnh Nam TQ”.

- Kiểu tráng kiện

Biểu hiện diện mạo tinh thần phong hoa thẳng thắn, hướng phấn đấu ngoan cường. Toàn cây khỏe khoắn vươn lên. Phần thân cây nhỏ dần từ gốc lên ngọn, đường nét tự nhiên thư thoáng, phần ngọn tương đối nhỏ tạo thành một khối thống nhất vươn lên chọc trời xanh.

- Kiểu thanh tú

Thân cây vươn thẳng lên trên, phía gốc và phía ngọn, đường kính chênh lệch không nhiều, khó có sự so sánh theo tuyến dọc ngang. Vì vậy, có xu hướng ổn định về lực, cho ta hiệu quả thanh thoát nhẹ nhàng mềm mại nhưng chắc chắn.

2. Thân ngả

Thân cây đứng ở thế ngả, toàn bộ trọng tâm chuyển ra ngoài thân cây. Thân cây không vuông góc với mặt đất, trọng tâm lệch làm mất thế ổn định, nhờ đó tạo ra thế sinh động, tự do phóng túng. Thân ngả các cành phải phối hợp để trả lại thế thăng bằng thành một thể khối kết hoàn chỉnh. Một vài nơi cung cấp cây xanh có dịch vụ tạo hình cây cảnh Bonsai theo dáng này tuy nhiên bạn nên học cách tạo hình do đây là kỹ thuật khó cần thời gian đầu tư chăm bón uốn nắn thân.

- Ngả từ gốc

Thân cây ngả đổ từ gốc, tạo ra thế kiên cường, không gì ngăn cản được, toát lên nội dung “lấy động làm thế cây”.

- Kiểu ngả gấp

Phần gốc thẳng đứng tới một khoảng nhất định thì gập ngả, tạo ra thế động tĩnh, lặng lẽ mà chắc chắn, lấy thế “ổn định để có động”, tạo ra tính cách linh hoạt trong cái ngay thẳng.

- Kiểu quay đầu

Phần ngọn của cây quay ngược lại với hướng toàn thân cây tạo dáng hiên ngang quay đầu lại nhìn sang trái (hoặc phải), nhờ đó tăng thêm lực hướng tâm cho toàn cây, tạo thế vừa cương vừa nhu. Đây là đặc điểm của nghệ thuật lấy “động để tạo thế ổn định”.

- Kiểu gục đầu

Ngọn cây ngả gục tạo thành một góc hung so với thân cây, trông dáng mệt mỏi vô lực như một ông lão say rượu, nửa tỉnh nửa say, tạo ra thế mềm mại, thướt tha, tròn trịa mà chất phác. Đây là thế “lấy động để có tĩnh lặng” phối hợp các cành rủ tạo nên chậu cảnh đẹp (dạng cây liễu rủ).

3. Thân cong

Thân cây cong lượn như hình chữ S, linh hoạt biến đổi trông như rồng lượn nhưng do có thêm các đoạn cong mà làm giảm dần phong cách khỏe chắc. Đây là đặc tính của phong cách “lấy mềm mại mà có độ rắn chắc, lại thanh tú đẹp đẽ”.

- Kiểu cong thẳng

Về cơ bản thân đứng thẳng thỉnh thoảng có đoạn cong cục bộ, uốn cong sang trái sang phải, tạo nên hình thế có khí chất lặng lẽ điềm tĩnh thanh tú mà vươn lên.

- Kiểu cong nghiêng

Hình thế cơ bản là cong nghiêng hướng lên, phá thế cân bằng trên hình vẽ tạo ra thế giằng co về lực kéo, dần hướng khi lên khi xuống, cho ta cảm giác nhẹ nhành, quay vòng tự tại. Thế cây này được dùng cho chậu cảnh kiểu soi bóng nước.

- Kiểu lượn cung

Về cơ  bản thân có hình cung do biến hóa về kháng lực, hướng lực khiến cho thân cây đoạn cúi đoạn ngửa, lực hướng lên chịu ức chế. Tạo ra thế cây trông như con sư tử tỉnh giấc sau khi ngủ, ẩn chứa sức mạnh tựa như cung tên sẵn sàng chờ bắn đi.

- Kiểu rồng lượn

Thân có nhiều đoạn cong hiệu quả của lặp lại này mang kịch tính khá mạnh. Tổng thể lực hướng giảm dần, tạo ra thế bay lượn thư thái tự tạo, thế cây này cho cảm giác một con rồng thiếu khí phách mạnh mẽ.

4. Thân vách treo
 
Nghệ thuật cây cảnh bonsai
Nghệ thuật cây cảnh bonsai

Trên các vách cheo leo, thường có các cây rủ xuống, thế cây thật nguy hiểm, tạo thế kiên cường chống lại mọi hiểm nguy, tạo cảm giác khích lệ phấn đấu.
- Kiểu bán treo
Góc độ chỗ cong tương đối nhỏ, toàn cây có xu thế ngả xuống, phát triển theo chiều đi xuống, cho ta cảm giác khỏe khoắn, mạnh mẽ, rễ bám sâu có lực, không sợ mọi hiểm nguy. Toàn thân cho cảm giác tráng kiện có lực.
- Kiểu thân treo
Tỉ lệ toàn cây tương đối nhỏ, độ uốn cong lại lớn, tạo góc vuông dần dần phát triển ngả ra ngoài, trông mềm mại như con rồng đang bơi, nhẹ nhàng thoải mái.
- Kiểu treo uốn
Cây cong phát triển đi xuống, từ từ ngả ra hai hướng ngang dọc, làm cho cây có hình dáng đan xen nhất trí, đẹp đẽ thướt tha.
- Kiểu quay đầu
Thân cây rủ cong xuống đột nhiên quay ngoắt lại tạo thành hình chữ S ở thế lên – xuống – lên tạo ra thế xung đột về hướng lực phía trên – phía dưới, cho cảm giác tranh đấu không sợ hiểm nguy.

5. Thân cổ đâm cành

Đây là một phương pháp mang  tính đột phá, tạo ra thế thân cây già cỗi, mọc thêm cành lá, già trẻ cùng tồn tại, có sự đối chiếu khô héo với xanh mượt, từ đó tăng thêm sự biến đổi thời gian, phá vỡ thế già trẻ cùng đua sắc tú.
- Kiểu bán cành
Thân cây nửa khô nửa xanh, hình thành thế giành giật đối kháng sinh – tử, đặc trưng hình tượng ngoan cường được biểu hiện đầy đủ.
- Kiểu cành ngả
Ở phần ngọn cây hoặc ngang thân cây có cành trổ, các cành thu co nhỏ, tạo các vết thương khô mộc, sẹo trở thành cây cổ khô cằn, lâu dần thành cây cổ thụ tự nhiên.
- Kiểu cành cong
Thân được đẽo gọt, ghép cành tạo thế so sánh khô xanh ẩn hiện, phá thế đơn độc của thân cây.

6. Kiểu cành nối cây

Từ thân chính mọc thêm một thân khác, biến đổi thành một khối thống nhất, thư thoáng mà hoạt bát, tạo ra âm vực nhảy nhót.
- Kiểu nối đơn
Bên sườn thân cây mọc ra một thân khác tựa như có một viên đạn lạo từ trên trời xuống hình thành một đường lực căng kéo lên, khiến ta cảm giác thời gian và không gian ở đây được kéo dài, đầy ý vị.
- Kiểu nối kép
Thân chính cho ra một cành, tiếp tục cành này lại vươn ra mọc thêm một cành khác như người nhảy ba bước tạo ra thế vận động tự nặng đến nhẹ, mạnh đến yếu ở thế trên – dưới – trên tiết tấu mạnh mẽ, cách điệu hoạt bát nhẹ nhàng.
- Kiểu nối nhảy nhiều bậc
Thân cây có cành nối nhảy 3 bậc trở lên, lấy thân chính làm tâm, mở hướng nhảy cành ra hai bên, trông như kiểu xếp hàng hát đồng ca, phân lực đều, đẹp, có nhịp, càng nâng cao càng kịch tính.

7. Thân cây mục

Dùng thân cây tự nhiên đã bị xâm hại, thối mục, hoặc tạo ra thân mục, có các vết sẹo tùy tiện, không theo quy luật, có các cành đâm chồi nảy lộc, tạo ra phong cách hoang dã, mạnh mẽ, ngoan cường, giành cuộc sống.
- Kiểu sơn thạch
Lấy mặt mục, khô làm mặt chính, gọt để tạo hình như đá, cho cảm giác trên nhu dưới cương, trên xanh mượt dưới khô héo, ngắm nhìn từ trên xuống, phía dưới lấy “mặt” còn phía trên lấy “tuyến” kết hợp lại tạo thành thế vươn thẳng, chắc chắn.
- Kiểu thân khô
Tạo thế mục nát từ “tuyến” để có cây thế “cây khô gặp mùa xuân”, biểu hiện tinh thần giành lại cuộc sống và sức sống ngoan cường, nhìn vào thế cây mà khích lệ tinh thần giành lại cuộc sống.
- Kiểu sần sùi
Xử lý thân cây có các hốc, lồi lõm ở nhiều chỗ, phía dưới các lỗ lồi lõm mục nát này cấy các cành non vào tạo thế thân cằn cỗi mục nát nảy chồi xanh, tạo ra thế so sánh, thế các cây mọc trên sườn núi, nhìn vào thấy xa xăm mà thi vị. Toàn cảnh cho ta ước nguyện yêu quý cuộc sống.

8. Kiểu gốc liền nhau
 
Nối rễ hai cây hoặc nhiều cây để tạo thành nhóm thân cây, cho cảm giác thân thiện tương giao, như bịn rịn không muốn rời nhau, cùng chung sống.
- Kiểu một già một trẻ
Ý tưởng chủ đạo: một cây to – một cây nhỏ, một cây già – một cây non, một cây cao – một cây thấp. Lấy cây to làm chủ, cây nhỏ là khách, có sự so sánh nhưng thống nhất, lại do đặc điểm to nhỏ, cây to lấy làm tâm, cây nhỏ đứng bên tạo ra cảm giác ông già dắt trẻ đi chơi thân thiết, tình cảm.
- Đôi bạn
Hai cây một cao một thấp hơn, cây cao to mập, cây nhỏ thanh mảnh tạo thế như một cặp vợ chồng. Nhìn tổng thể là người xướng người họa, cho ta cảm giác khó mà phân tách họ ra khỏi nhau. Cấu trúc cảnh là ở dưới bộ rễ, lực co kéo trái phải cân bằng hướng lên phía trên, lực co kéo giành giật và tập trung lực để hướng lên.
- Kiểu quần thể
Các bộ rễ nối với nhau từ 3 gốc trở lên, thân cây mọc thẳng còn rễ đan xen đối xứng, tạo thế cân bằng ngang dọc, lực hướng ngang yếu hơn lực hướng dọc, tự như hợp lực đè xuống đoàn kết cùng nhau đứng vững.

9. Kiểu bám đỉnh núi

Phần rễ của cây phủ bám trên một tảng đá, tạo thế đá vững chắc kiên cường còn rễ mềm mại phủ che, biểu hiện sức sống mãnh liệt, không sợ hiểm nguy.
- Bám lưng chừng vách đá
Kiểu này thường chọn cây ngả cong có cành vươn xa, cấy bám vào vách đá, đột nhiên vươn ra, nhờ vách đá dẫn hướng chủ đạo mà cây ngả ngang được trợ lực, cành cây vươn ra như rồng lượn, thật sinh động.
- Kiểu treo trên đỉnh
Lấy đá làm trung tâm, thân cây ngả đổ đè lên mặt đỉnh, sau đó đột ngột quay đầu hướng xuống dưới, tạo thế vừa ổn định lại vừa hiểm nguy, cho ta cảm giác “hồi ức chuyện xưa”. Thế này không giống với kiểu bám phủ trên đỉnh.

10. Thân nằm

Phần lớn thân cây nằm ở thế nằm như người nằm ngủ dưỡng thần. Tuy ta cảm giác mềm mại thướt tha vô lo vô nghĩ, nhưng lại hàm ý giao long nằm phục chờ đợi, ẩn chứa sức mạng tiềm tàng vững chãi.
- Kiểu nằm ngang
Thân nằm ngang, phần ngọn ngóc cao. Dùng thế nằm ngang tạo thế “động”, dùng thế ngóc ngẩng, tạo thế động – thế nằm ngang là chủ thể tạo thêm thế ngẩng đầu, cho ta cảm giác sư tử chợt tỉnh giấc sau phút dưỡng thần.
- Kiểu nằm khoanh
Thân gập uốn cong, tạo thêm đoạn cúi gục và ngẩng lên, cho cảm giác “nửa tỉnh nửa say”. Tựa như quý phi say rượu, nũng nịu lẳng lơ, nhu mì thanh tú.

11. Kiểu tổ hợp

Ghép từ hai cây trở lên vào nhau thành thế: song thân, tam thân… lấy số lượng để tạo ra tổ hợp tổng thể thế cây có cây đứng, cây ngả, trổ cành, thân treo vách đá… ở kiểu này rất đa dạng.
- Kiểu tổ hợp hai thân
Đây là kiểu ghép giữa một thân cây thẳng với một thân cây kiểu ngả, cho kết quả so sánh lót đỡ lẫn nhau, tạo nên hình ảnh tổng thể động tình.
- Kiểu tổ hợp ba cây
Nhóm ba cây gồm một cây thẳng, một cây ngả, một cây cong ở thế không theo trật tự, tạo ra thế cơ bản “thụ” và “phóng” gây ấn tượng nghiêm chỉnh thống nhất mà lại phân minh rạch ròi. Khi tạo hình lấy cây giữa làm trung tâm, cây hai bên hơi thấp hơn thành khối phóng xạ, đặc điểm kiểu này là thư thoáng.
- Tổ hợp nhiều cây
Kiểu tổ hợp nhiều cây là ghép các đơn nguyên 1 cây, 2 cây, 3 cây… lại với nhau tạo thành một quần thể nhiều cây có tụ có ly, có hư có thực, có cao có thấp, hình thế khác nhau. Phản ánh về thay đổi góc độ không gian tổ hợp các cây và bố trí tổng thể.

Bình luận

Walking on these streets are waxing salons open you will feel more clearly the warm autumn taste... Ever since, autumn is considered the most romantic season of the year, appearing a lot in poetry and music. or photography and painting. Autumn with roads covered.
Savannah Sutton - Thứ 4, ngày 08/02/2023 16:06:06
Ok samarong gong gang slotpg
Slotpg - Thứ 7, ngày 23/07/2022 23:52:10
dream car with a price of 15.49 million baht.BETFLIX
Lstgaming - Thứ 4, ngày 30/03/2022 10:11:20
dream car with a price of 15.49 million baht.PGSLOT
PGCZ - Thứ 4, ngày 30/03/2022 10:11:05
dream car with a price of 15.49 million baht. AMBBET
Ammbet - Thứ 4, ngày 30/03/2022 10:10:52
*
*
*Kích chuột vào hình bên cạnh để lấy mã kiểm tra ( Kích chuột vào hình để lấy mã kiểm tra )

Bình luận trên facebook

Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn
Hòn non bộ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43 0 VNĐ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42 0 VNĐ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41 0 VNĐ
Google Facebook
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn
scroll top