Những cây đại thụ dễ bị tổn thương nhất thế giới
Thứ 6, ngày 12/09/2014 00:00:40
Nhiều cây lớn nhất thế giới đang chết dần một cách nhanh chóng do hạn hán nghiêm trọng kéo dài, sâu bệnh và các bệnh mới.
Tùng bách (redwood) là cây cao nhất thế giới, nó có thể đạt chiều cao hơn 115 m. Tùng bách còn có các tên khác như tùng bách duyên hải (coast redwood), tùng bách California (California redwood). Trong ảnh là rừng tùng bách già trong công viên quốc gia tùng bách ở Humboldt, California.
Tùng bách
Crown Jewel và The Beast là 2 loài cây trong công viên quốc gia tùng bách ở California. Loài cây này thường xanh, sống lâu. Trước khi trở thành món hàng thương mại và bị chặt phá, vào khoảng những năm 1850, người ta ước tính loài cây này phát triển trên diện tích 8.500 km2 dọc bờ biển California (ngoại trừ miền nam California, nơi lượng mưa không đủ dồi dào) và phía tây nam của vùng ven biển Oregon, Hoa Kỳ. Người ta ước tính rằng hơn 95% rừng tùng bách già đã bị đốn hạ để lấy gỗ.
Cây củ tùng ở công viên quốc gia Yosemite, California.
Cây củ tùng trong trong tuyết và sương mù ở công viên quốc gia, California. Cây củ tùng già nhất được biết đến là cây có 3.500 năm tuổi.
Rừng linh sam douglas
Sương mù ở khu rừng linh sam douglas già trong vườn quốc gia Olympic, phíaTây Bắc Thái Bình Dương. Linh sam douglas duyên hải thuộc họ thực vật hạt trần, cao thứ 2 trên thế giới (chỉ đứng sau tùng bách duyên hải).
Linh sam douglas trong rừng nhiệt đới Sol Duc ở công viên quốc gia Olympic, Washington. Nó được ghi nhận là cây cao nhất thứ ba trên thế giới, có cây cao 99.4m ở Oregon, Hoa Kỳ. Loài cây này thường sống hơn 500 năm và đôi khi hơn 1.000 năm.
Một con đại bàng ngồi trên cây vân sam Sitka ở Alaska. Đây là loài cây lá kim lớn, có chiều cao lên đến 80m. Vân sam Sitka lớn nhất trong họ vân sam và là loài cây lớn thứ năm trên thế giới. Cây vân sam sống lâu, có cây trên 700 năm tuổi. Vân sam Sitka có nguồn gốc ở vùng bờ biển phía tây của Bắc Mỹ.
Rừng cây tần bì
Rừng cây tần bì ở công viên quốc gia Yarra Range, Victoria, Australia. Loài cây này thường sống chủ yếu ở các vùng núi, lạnh và ăn rễ sâu – nơi có độ cao khoảng 1.000m và có lượng mưa khoảng 1.200mm/năm. Chúng phát triển rất nhanh, cao thêm hơn 1m/năm và có thể đạt đến độ cao 65m trong thời gian 50 năm, tuổi thọ của loài cây này trung bình là 400 năm tuổi.
Cây bạch đàn Tasmanian blue gum cao thứ sáu trên thế giới với chiều cao 90,7m. Loài cây này được trồng chủ yếu ở Australia.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đi ngang qua một cây trăm năm tuổi, được gọi là "Sumauma", trong một chuyến đi đến khu rừng nhiệt đới tại đảo Combu, Amazon, gần phía bắc thành phố Belem, Brazil. Theo các nhà khoa học, tán cây lớn trong rừng Amazon cho biết nhiều cây ở đây dao động từ 400 đến 1.400 năm tuổi. Nhiều cánh rừng ở Amazon bị phá hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây lớn, tác động lớn đến hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Cây phát triển mạnh trong khu rừng nhiệt đới ở Danum Valley Par trên đảo Borneo, Malaysia.
Một con koala ngủ trên cây bạch đàn.
Hạn hán và biến đổi khí hậu đang khiến nhiều khu rừng trên thế giới chết mòn. Bức ảnh trên cho thấy những cây thông ponderosa chết khô ở vùng núi Jemez, New Mexico do hạn hán và cuộc tấn công của bọ cánh cứng.
Tùng bách
Crown Jewel và The Beast là 2 loài cây trong công viên quốc gia tùng bách ở California. Loài cây này thường xanh, sống lâu. Trước khi trở thành món hàng thương mại và bị chặt phá, vào khoảng những năm 1850, người ta ước tính loài cây này phát triển trên diện tích 8.500 km2 dọc bờ biển California (ngoại trừ miền nam California, nơi lượng mưa không đủ dồi dào) và phía tây nam của vùng ven biển Oregon, Hoa Kỳ. Người ta ước tính rằng hơn 95% rừng tùng bách già đã bị đốn hạ để lấy gỗ.
Cây củ tùng ở công viên quốc gia Yosemite, California.
Cây củ tùng trong trong tuyết và sương mù ở công viên quốc gia, California. Cây củ tùng già nhất được biết đến là cây có 3.500 năm tuổi.
Rừng linh sam douglas
Sương mù ở khu rừng linh sam douglas già trong vườn quốc gia Olympic, phíaTây Bắc Thái Bình Dương. Linh sam douglas duyên hải thuộc họ thực vật hạt trần, cao thứ 2 trên thế giới (chỉ đứng sau tùng bách duyên hải).
Linh sam douglas trong rừng nhiệt đới Sol Duc ở công viên quốc gia Olympic, Washington. Nó được ghi nhận là cây cao nhất thứ ba trên thế giới, có cây cao 99.4m ở Oregon, Hoa Kỳ. Loài cây này thường sống hơn 500 năm và đôi khi hơn 1.000 năm.
Một con đại bàng ngồi trên cây vân sam Sitka ở Alaska. Đây là loài cây lá kim lớn, có chiều cao lên đến 80m. Vân sam Sitka lớn nhất trong họ vân sam và là loài cây lớn thứ năm trên thế giới. Cây vân sam sống lâu, có cây trên 700 năm tuổi. Vân sam Sitka có nguồn gốc ở vùng bờ biển phía tây của Bắc Mỹ.
Rừng cây tần bì
Rừng cây tần bì ở công viên quốc gia Yarra Range, Victoria, Australia. Loài cây này thường sống chủ yếu ở các vùng núi, lạnh và ăn rễ sâu – nơi có độ cao khoảng 1.000m và có lượng mưa khoảng 1.200mm/năm. Chúng phát triển rất nhanh, cao thêm hơn 1m/năm và có thể đạt đến độ cao 65m trong thời gian 50 năm, tuổi thọ của loài cây này trung bình là 400 năm tuổi.
Cây bạch đàn Tasmanian blue gum cao thứ sáu trên thế giới với chiều cao 90,7m. Loài cây này được trồng chủ yếu ở Australia.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đi ngang qua một cây trăm năm tuổi, được gọi là "Sumauma", trong một chuyến đi đến khu rừng nhiệt đới tại đảo Combu, Amazon, gần phía bắc thành phố Belem, Brazil. Theo các nhà khoa học, tán cây lớn trong rừng Amazon cho biết nhiều cây ở đây dao động từ 400 đến 1.400 năm tuổi. Nhiều cánh rừng ở Amazon bị phá hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây lớn, tác động lớn đến hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Cây phát triển mạnh trong khu rừng nhiệt đới ở Danum Valley Par trên đảo Borneo, Malaysia.
Một con koala ngủ trên cây bạch đàn.
Hạn hán và biến đổi khí hậu đang khiến nhiều khu rừng trên thế giới chết mòn. Bức ảnh trên cho thấy những cây thông ponderosa chết khô ở vùng núi Jemez, New Mexico do hạn hán và cuộc tấn công của bọ cánh cứng.
Bình luận trên facebook