Bầu hồ lô
Nhóm cây : | Cây ngày Tết, Cây Leo, Cây ăn quả, Cây thực phẩm |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Bầu hồ lô, còn gọi là Bầu eo, tên khoa học là Lagenaria vulgaris, thuộc họ thực vật Bầu bí (Cucurbitaceae), loài bầu này có quả hình giống chiếc hồ lô nên được gọi là bầu hồ lô. Ngoài việc trồng làm giàn cây leo đẹp, quả ăn, thì bầu hồ lô còn mang ý nghĩa sự may mắn phúc lộc thọ, thăng tiến.
Bầu hồ lô: cây thuộc dạng thân thảo, mềm dẻo có tua cuốn phân nhánh, là cây dây leo bám vào các vật khác để phát triển kích thước, trên thân cây phủ nhiều lông mềm màu trắng.
Xem thêm: Cây bưởi (bòng), bưởi hồ lô
Quả bầu hồ lô còn xanh
Bầu hồ lô trồng thành giàn cây vừa che bóng mát cho vườn, tạo cảnh quan xanh với ý nghĩa phong thủy tốt, vừa cung cấp thực phẩm ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình,… Hơn hết, quả bầu hồ lô khô còn có thể dùng làm vật trang trí rất đẹp.
Ý nghĩa phong thủy của bầu hồ lô
Từ xưa con người đã quan niệm hồ lô là biểu trưng cho sự may mắn phúc lộc, thăng tiến. Bên cạnh đó hồ lô còn biểu trưng cho sự hài hòa âm dương, cho tình yêu đôi lứa. Hiện nay, hồ lô còn mang giá trị trừ tà ma, hút độc khí ám, xua tan xui xẻo. Người ta sử dụng trái bầu hồ lô để làm các vật thủ công mỹ nghệ rất đẹp, đặc biệt là dùng làm vật mang tác dụng phong thủy tăng cường sức khỏe và tài lộc. Giàn bầu hồ lô trồng sau nhà hay giàn che bóng mát cho lối vào nhà… đều rất tốt về mặt phong thủy.
Quả bầu hồ lô già, phơi khô, dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa phúc lộc thọ.
Quả bầu hồ lô già, phơi khô, dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa phúc lộc thọ.
Đặc điểm bầu hồ lô
Bầu hồ lô cũng có các đặc điểm như cây bầu ta. Lá cây có hình tim rộng, không xẻ thuỳ hoặc xẻ thuỳ rộng, có lông mịn như nhung màu trắng ở hai mặt lá lúc lá còn non; khi lá già mặt trên của lá rất nhám. Lá có cuống dài với gân hình chân vịt. Bầu hồ lô có tuổi thọ trung bình khoảng 5 tháng.
Giàn bầu hồ lô
Bộ rễ cây bầu hồ lô rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt.
Cây có hai loại hoa: hoa đực và hoa cái. Hoa đực có nhị, khi hoa nở, nhị sẽ giải phóng hạt phấn vào không khí hoặc dính vào côn trùng để thụ phấn. Hoa đực ngắn, cánh hoa to hơn hoa cái.
Bầu hồ lô
Hoa cái có nhụy và đài hoa. Nhụy được chia làm 3 thùy kép, trên đầu nhụy có chất nhầy để dính hạt phấn khi thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Thông thường hoa cái dài hơn hoa đực do có phần bầu đài hoa bên dưới. Nhìn hoa cái giống trái bầu thu nhỏ với 2 ngấn ở đài hoa và kết thúc là các cánh hoa.Nhưng loại cây này có một điều rất thú vị, đó là cây có dạng hoa thứ 3. Dạng hoa này có bầu nhưng không như hoa cái có bầu hình hồ lô, dạng hoa này có bầu chỉ 1 ngấn duy nhất, chúng cũng không có nhụy mà chỉ có nhị.
Bầu hồ lô
Bầu hồ lô lớn rất nhanh với sức sống mạnh. Sau khi trồng được 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu trái, thường hoa đực nhiều hơn hoa cái, cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Trong những ngày mưa ko có nắng và côn trùng, hoa sẽ nở về đêm từ sau 6 giờ, đặc biệt là hoa cái. Có thể thụ phấn nhân tạo cho cây bầu hồ lô bằng cách lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái để phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái. Nếu sau khi thụ phấn trời vẫn mưa, cần lấy 1 cái bao nilong trùm hoa cái đã thụ phấn lại, đợi hết mưa thì lấy ra.
Sau khi đã được thụ phấn nếu thành công sau 24 đến 48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh.
Giàn Bầu hồ lô
Quả bầu lúc còn non ăn rất ngon. Quả bầu nặng từ 200-1500 gam, tùy thuộc vào giống và cách trồng mà quả to hay nhỏ. Quả non hái xuống rửa sạch, gọt vỏ, để nguyên trái cho vô nồi nước pha 1 tý muối, luộc chín, sau khi chín bỏ ra đĩa cắt thành từng lát mỏng chấm với chao ăn rất ngon và ngọt. Đối với quả đã già có thể hái xuống để cho thật khô, làm sạch ruột và làm vật trang trí rất đẹp.
Bầu hồ lô
Giàn bầu hồ lô khi quả đã già
Xem thêm: Cây bưởi (bòng), bưởi hồ lô
Xem thêm: Cây bưởi (bòng), bưởi hồ lô
Quả bầu hồ lô còn xanh
Bầu hồ lô trồng thành giàn cây vừa che bóng mát cho vườn, tạo cảnh quan xanh với ý nghĩa phong thủy tốt, vừa cung cấp thực phẩm ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình,… Hơn hết, quả bầu hồ lô khô còn có thể dùng làm vật trang trí rất đẹp.
Ý nghĩa phong thủy của bầu hồ lô
Từ xưa con người đã quan niệm hồ lô là biểu trưng cho sự may mắn phúc lộc, thăng tiến. Bên cạnh đó hồ lô còn biểu trưng cho sự hài hòa âm dương, cho tình yêu đôi lứa. Hiện nay, hồ lô còn mang giá trị trừ tà ma, hút độc khí ám, xua tan xui xẻo. Người ta sử dụng trái bầu hồ lô để làm các vật thủ công mỹ nghệ rất đẹp, đặc biệt là dùng làm vật mang tác dụng phong thủy tăng cường sức khỏe và tài lộc. Giàn bầu hồ lô trồng sau nhà hay giàn che bóng mát cho lối vào nhà… đều rất tốt về mặt phong thủy.
Quả bầu hồ lô già, phơi khô, dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa phúc lộc thọ.
Quả bầu hồ lô già, phơi khô, dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa phúc lộc thọ.
Đặc điểm bầu hồ lô
Bầu hồ lô cũng có các đặc điểm như cây bầu ta. Lá cây có hình tim rộng, không xẻ thuỳ hoặc xẻ thuỳ rộng, có lông mịn như nhung màu trắng ở hai mặt lá lúc lá còn non; khi lá già mặt trên của lá rất nhám. Lá có cuống dài với gân hình chân vịt. Bầu hồ lô có tuổi thọ trung bình khoảng 5 tháng.
Giàn bầu hồ lô
Bộ rễ cây bầu hồ lô rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt.
Cây có hai loại hoa: hoa đực và hoa cái. Hoa đực có nhị, khi hoa nở, nhị sẽ giải phóng hạt phấn vào không khí hoặc dính vào côn trùng để thụ phấn. Hoa đực ngắn, cánh hoa to hơn hoa cái.
Bầu hồ lô
Hoa cái có nhụy và đài hoa. Nhụy được chia làm 3 thùy kép, trên đầu nhụy có chất nhầy để dính hạt phấn khi thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Thông thường hoa cái dài hơn hoa đực do có phần bầu đài hoa bên dưới. Nhìn hoa cái giống trái bầu thu nhỏ với 2 ngấn ở đài hoa và kết thúc là các cánh hoa.Nhưng loại cây này có một điều rất thú vị, đó là cây có dạng hoa thứ 3. Dạng hoa này có bầu nhưng không như hoa cái có bầu hình hồ lô, dạng hoa này có bầu chỉ 1 ngấn duy nhất, chúng cũng không có nhụy mà chỉ có nhị.
Bầu hồ lô
Bầu hồ lô lớn rất nhanh với sức sống mạnh. Sau khi trồng được 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu trái, thường hoa đực nhiều hơn hoa cái, cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Trong những ngày mưa ko có nắng và côn trùng, hoa sẽ nở về đêm từ sau 6 giờ, đặc biệt là hoa cái. Có thể thụ phấn nhân tạo cho cây bầu hồ lô bằng cách lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái để phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái. Nếu sau khi thụ phấn trời vẫn mưa, cần lấy 1 cái bao nilong trùm hoa cái đã thụ phấn lại, đợi hết mưa thì lấy ra.
Sau khi đã được thụ phấn nếu thành công sau 24 đến 48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh.
Giàn Bầu hồ lô
Quả bầu lúc còn non ăn rất ngon. Quả bầu nặng từ 200-1500 gam, tùy thuộc vào giống và cách trồng mà quả to hay nhỏ. Quả non hái xuống rửa sạch, gọt vỏ, để nguyên trái cho vô nồi nước pha 1 tý muối, luộc chín, sau khi chín bỏ ra đĩa cắt thành từng lát mỏng chấm với chao ăn rất ngon và ngọt. Đối với quả đã già có thể hái xuống để cho thật khô, làm sạch ruột và làm vật trang trí rất đẹp.
Bầu hồ lô
Giàn bầu hồ lô khi quả đã già
Xem thêm: Cây bưởi (bòng), bưởi hồ lô
Xem thêm
Bình luận trên facebook