Cam thảo dây
Nhóm cây : | Cây Leo, Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cam thảo dây, còn gọi là cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, tương tư đằng, tương tư thảo, cảm sảo (tiếng Tày), hương tư tử (香 思 子 -tiếng Trung) với danh pháp hai phần: Abrus precatorius, là một loài dây leo thuộc họ Đậu với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le.
Cam thảo dây có hoa màu hồng, mọc ở kẽ lá. Quả thuộc loại quả đậu dẹt chứa từ 3-7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen. Hạt của nó hay được dùng để làm chuỗi tràng hạt hay trong các bộ gõ (âm nhạc). Hạt của nó chứa các chất có độc tính cao nhưng khó gây tổn thương cho cơ thể nếu nuốt phải hạt tươi còn nguyên vỏ do lớp vỏ này khá cứng và khó bị phá vỡ. Toàn cây có vị ngọt. Loài cây này mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi cũng như ven biển.
- Lá kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm.
- Mùa hoa quả tháng 3-6 trở đi đến tháng 9-10.
Xem thêm: Cam thảo bắc
Độc tính
Lưu ý: Chỉ vài hạt Cam thảo dây, nếu ăn phải có thể gây chết người.
Các chất độc có trong Abrus precatorius gọi là abrin và rất giống với ricin. Nó là một chất nhị trùng bao gồm hai cấu trúc dưới phân tử protein, gọi là A và B. Chuỗi B có tác dụng "gắn" abrin vào tế bào: nó liên kết với các protein vận chuyển trong màng tế bào để sau đó vận chuyển chất độc vào trong tế bào. Khi đã ở trong tế bào, chuỗi A năn cản việc tổng hợp bằng cách thụ động hóa cấu trúc dưới phân tử 26S của ribosom. Một phân tử abrin sẽ làm cho khoảng 1.500 ribosom bị thụ động trên 1 giây. Các triệu chứng ngộ độc là y như ngộ độc ricin, ngoại trừ liều gây tử vong của ricin là khoảng 75 lần cao hơn của abrin. Abrin có thể giết chết người với số lượng lưu thông nhỏ hơn 3 μg (microgam).
Y dược
Trong y học cổ truyền, theo trang Web của lương y Nguyễn Kỳ Nam, người ta dùng rễ, dây và lá được thu hái vào mùa thu-đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng dạng tươi hoặc phơi, sấy khô. Hạt độc nên chỉ dùng ngoài cơ thể.
Thành phần hóa học: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucozit abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-mêtyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây có lá chứa glycyrrhizin.
Rễ cam thảo dây phơi khô thái lát dùng làm thảo dược chữa bệnh
- Dùng chữa ho, cảm sốt, vàng da (hoàng đản) do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc nước để uống.
- Hạt rất độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
Thông tin thêm về Cam thảo dây trong y học:
Bộ phận dùng: Dây mang lá, rễ, hạt - Ramulus, Radix et Semen Abri Precatorii.
Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận. Cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi. Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học: Lá, rễ Cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự glycyrrhizin của Cam thảo, nhưng vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một albumin độc (toxalbumin) là abrin có cấu trúc và tính chất gần với ricin trong hạt thầu dầu; 1/2mg abrin đã là liều tử cho người trưởng thành; còn có các chất khác như L. abrin, abralin, precatorin, hemaglutinin, trigonellin. N-dimethyl tryptophan methyl este, hypaphorin, một số sterol như stigmasterol, brassicasterol, men ureaza. Vỏ hạt chứa chất màu là abarnin (anthocyan monoglycosid).
Tính vị, tác dụng: Dây lá, rễ Cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc, có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng, tiêu viêm. Abrin là một albumin độc; khi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Liều dùng 8-16g, sắc uống. Có thể dùng thay Cam thảo bắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Người ta còn dùng lá Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Ở Đông Phi, có nơi dùng lá trị rắn độc cắn. Ở Indonesia, người ta dùng dây lá làm thuốc chữa đau bụng, trị bệnh spru (ỉa chảy vùng nhiệt đới). Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu. Hạt dùng để tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn và kích dục, dùng trong những rối loạn thần kinh và ngộ độc của súc vật. Người ta cũng dùng bột làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.
Ghi chú: Khi bị ngộ độc hạt Cam thảo dây, có các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày - tiểu trường, co giật, xuất huyết nhiều, giảm huyết áp, dùng 50-60g Cam thảo sắc uống, hoặc hoà thêm bột Đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Hạt cam thảo dây dùng làm đồ trang sức
Hạt của Cam thảo dây (Abrus precatorius) có giá trị trong việc làm đồ trang sức của một số dân cư bản địa nhờ màu sắc rực rỡ của nó. Một phần ba vỏ hạt (phần có rốn hạt) có màu đen, trong khi phần còn lại có màu đỏ tươi, giống như con bọ rùa. Việc làm đồ trang sức bằng hạt cam thảo dây là nguy hiểm, và đã có thông báo về các trường hợp tử vong do bị đâm vào tay trong khi khoan lỗ trên hạt để xỏ dây.
Hạt cam thảo dây (rất độc)
Xem thêm: Cam thảo bắc
- Lá kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm.
- Mùa hoa quả tháng 3-6 trở đi đến tháng 9-10.
Xem thêm: Cam thảo bắc
Độc tính
Lưu ý: Chỉ vài hạt Cam thảo dây, nếu ăn phải có thể gây chết người.
Các chất độc có trong Abrus precatorius gọi là abrin và rất giống với ricin. Nó là một chất nhị trùng bao gồm hai cấu trúc dưới phân tử protein, gọi là A và B. Chuỗi B có tác dụng "gắn" abrin vào tế bào: nó liên kết với các protein vận chuyển trong màng tế bào để sau đó vận chuyển chất độc vào trong tế bào. Khi đã ở trong tế bào, chuỗi A năn cản việc tổng hợp bằng cách thụ động hóa cấu trúc dưới phân tử 26S của ribosom. Một phân tử abrin sẽ làm cho khoảng 1.500 ribosom bị thụ động trên 1 giây. Các triệu chứng ngộ độc là y như ngộ độc ricin, ngoại trừ liều gây tử vong của ricin là khoảng 75 lần cao hơn của abrin. Abrin có thể giết chết người với số lượng lưu thông nhỏ hơn 3 μg (microgam).
Y dược
Trong y học cổ truyền, theo trang Web của lương y Nguyễn Kỳ Nam, người ta dùng rễ, dây và lá được thu hái vào mùa thu-đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng dạng tươi hoặc phơi, sấy khô. Hạt độc nên chỉ dùng ngoài cơ thể.
Thành phần hóa học: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucozit abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-mêtyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây có lá chứa glycyrrhizin.
Rễ cam thảo dây phơi khô thái lát dùng làm thảo dược chữa bệnh
- Dùng chữa ho, cảm sốt, vàng da (hoàng đản) do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc nước để uống.
- Hạt rất độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
Thông tin thêm về Cam thảo dây trong y học:
Bộ phận dùng: Dây mang lá, rễ, hạt - Ramulus, Radix et Semen Abri Precatorii.
Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận. Cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi. Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học: Lá, rễ Cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự glycyrrhizin của Cam thảo, nhưng vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một albumin độc (toxalbumin) là abrin có cấu trúc và tính chất gần với ricin trong hạt thầu dầu; 1/2mg abrin đã là liều tử cho người trưởng thành; còn có các chất khác như L. abrin, abralin, precatorin, hemaglutinin, trigonellin. N-dimethyl tryptophan methyl este, hypaphorin, một số sterol như stigmasterol, brassicasterol, men ureaza. Vỏ hạt chứa chất màu là abarnin (anthocyan monoglycosid).
Tính vị, tác dụng: Dây lá, rễ Cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc, có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng, tiêu viêm. Abrin là một albumin độc; khi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Liều dùng 8-16g, sắc uống. Có thể dùng thay Cam thảo bắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Người ta còn dùng lá Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Ở Đông Phi, có nơi dùng lá trị rắn độc cắn. Ở Indonesia, người ta dùng dây lá làm thuốc chữa đau bụng, trị bệnh spru (ỉa chảy vùng nhiệt đới). Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu. Hạt dùng để tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn và kích dục, dùng trong những rối loạn thần kinh và ngộ độc của súc vật. Người ta cũng dùng bột làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.
Ghi chú: Khi bị ngộ độc hạt Cam thảo dây, có các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày - tiểu trường, co giật, xuất huyết nhiều, giảm huyết áp, dùng 50-60g Cam thảo sắc uống, hoặc hoà thêm bột Đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Hạt cam thảo dây dùng làm đồ trang sức
Hạt của Cam thảo dây (Abrus precatorius) có giá trị trong việc làm đồ trang sức của một số dân cư bản địa nhờ màu sắc rực rỡ của nó. Một phần ba vỏ hạt (phần có rốn hạt) có màu đen, trong khi phần còn lại có màu đỏ tươi, giống như con bọ rùa. Việc làm đồ trang sức bằng hạt cam thảo dây là nguy hiểm, và đã có thông báo về các trường hợp tử vong do bị đâm vào tay trong khi khoan lỗ trên hạt để xỏ dây.
Hạt cam thảo dây (rất độc)
Xem thêm: Cam thảo bắc
Xem thêm
Bình luận trên facebook