Cây Mắc Ca (Cây mác ca)
Cây mắc ca hay mác ca là tên gọi từ cách phiên âm trong tiếng Việt của chi thực vật có danh pháp khoa học Macadamia, gồm nhiều cây thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Đại Dương (Úc), thuộc họ Proteaceae. Các loài trong chi này là bản địa của đông bắc New South Wales và trung-đông nam Queensland. Cây mắc ca – một loại thực vật có giá trị cao – được trồng ở Việt Nam từ năm 2003 đang dần có vị trí tương xứng với các loại cây khác như cà phê, ca cao.
So sánh với các loại hạt quả ăn được phổ biến khác như hạnh nhân hay đào lộn hột, Mắc-ca chứa nhiều chất béo nhưng ít protein. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết.
Thành phần hữu ích là nhân hạt màu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Mắc-ca như sau:
Chất béo 78,2%
Các hợp chất đường 10%
Các hợp chất đạm(protein) 9,2%
Hàm lượng nước 1,5-2,5 % (nhân đã được làm khô theo yêu cầu bảo quản
lâu dài)
Kali 0,37%
Phôt-pho 0,17%
Cây mắc ca có độc tính đối với chó. Việc nuốt phải hạt mắc ca có thể gây nhiễm độc mắc ca (macadamia toxicosis), được đánh dấu bằng các biểu hiện như suy yếu và tê liệt các chân sau tới mức không đứng vững, xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi nuốt phải. Phụ thuộc vào số lượng nuốt vào và kích thước con chó, các triệu chứng có thể bao gồm run rẩy cơ, tổn thương khớp và tổn thương bụng nghiêm trọng. Với liều độc cao, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể là cần thiết để giảm đau cho tới khi các tác động độc hại giảm đi. Sự phục hồi hoàn toàn thường diễn ra trong vòng 24-48 giờ.
Cây mắc ca được nhân rộng tại một số vùng tại Trung Quốc, Thái Lan... Quả mắc ca hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, do đó nhu yếu về sản vật này ngày một cao.
Năm 1881 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii vào, lúc đó chúng được sử dụng như một cây trồng rừng. Năm 1948, Trạm nghiên cứu nông nghiệp Hawaii đã đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực giống và đã tạo ra các dòng có nhiều triển vọng làm tiền đề cho công nghiệp mắc ca hiện đại ở Hawaii như ngày nay.
Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm cuối thế kỉ XX. Cây mắc ca được cho là thích hợp với Tây Nguyên và Tây Bắc bộ của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trong tương lai cây Mắc-ca sẽ là một trong những loài được quan tâm.
Sau hơn 10 năm trồng thử nghiệm tại Việt Nam và thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc-ca, các chuyên gia nông nghiệp chưa phát hiện ra sâu, bệnh nghiêm trọng ở loại cây này.
Cây mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Và trong 3 – 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê và nhiều loại cây hoa màu, cây dược liệu ngắn ngày để tăng thu nhập cho nông dân.
Cây mắc ca cho quả ở tuổi 3, bắt đầu sai quả ở tuổi 10, đến tuổi 12 sản lượng quả lại tăng gấp đôi so với tuổi 10. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ cây có thể đến 100 năm. Nếu trồng bằng hạt thì tuổi 5 hoặc 6 mới cho quả và năng suất sẽ thấp hơn. Trồng thử bằng cây hạt ở Ba Vì (Hà Tây) đã cho quả sớm hơn một chút, khoảng 4 đến 5 tuổi. Quả hình trái đào, hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một hạt, hiếm khi có 2-3 hạt. Nếu quả chỉ chứa 1 hạt thì hạt tròn như hạt nhãn. Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt sở, đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9 gram.
Một số hình ảnh tham khảo về cây mắc ca:
Thành phần hữu ích là nhân hạt màu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Mắc-ca như sau:
Chất béo 78,2%
Các hợp chất đường 10%
Các hợp chất đạm(protein) 9,2%
Hàm lượng nước 1,5-2,5 % (nhân đã được làm khô theo yêu cầu bảo quản
lâu dài)
Kali 0,37%
Phôt-pho 0,17%
Cây mắc ca có độc tính đối với chó. Việc nuốt phải hạt mắc ca có thể gây nhiễm độc mắc ca (macadamia toxicosis), được đánh dấu bằng các biểu hiện như suy yếu và tê liệt các chân sau tới mức không đứng vững, xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi nuốt phải. Phụ thuộc vào số lượng nuốt vào và kích thước con chó, các triệu chứng có thể bao gồm run rẩy cơ, tổn thương khớp và tổn thương bụng nghiêm trọng. Với liều độc cao, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể là cần thiết để giảm đau cho tới khi các tác động độc hại giảm đi. Sự phục hồi hoàn toàn thường diễn ra trong vòng 24-48 giờ.
Cây mắc ca được nhân rộng tại một số vùng tại Trung Quốc, Thái Lan... Quả mắc ca hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, do đó nhu yếu về sản vật này ngày một cao.
Năm 1881 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii vào, lúc đó chúng được sử dụng như một cây trồng rừng. Năm 1948, Trạm nghiên cứu nông nghiệp Hawaii đã đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực giống và đã tạo ra các dòng có nhiều triển vọng làm tiền đề cho công nghiệp mắc ca hiện đại ở Hawaii như ngày nay.
Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm cuối thế kỉ XX. Cây mắc ca được cho là thích hợp với Tây Nguyên và Tây Bắc bộ của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trong tương lai cây Mắc-ca sẽ là một trong những loài được quan tâm.
Sau hơn 10 năm trồng thử nghiệm tại Việt Nam và thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc-ca, các chuyên gia nông nghiệp chưa phát hiện ra sâu, bệnh nghiêm trọng ở loại cây này.
Cây mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Và trong 3 – 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê và nhiều loại cây hoa màu, cây dược liệu ngắn ngày để tăng thu nhập cho nông dân.
Cây mắc ca cho quả ở tuổi 3, bắt đầu sai quả ở tuổi 10, đến tuổi 12 sản lượng quả lại tăng gấp đôi so với tuổi 10. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ cây có thể đến 100 năm. Nếu trồng bằng hạt thì tuổi 5 hoặc 6 mới cho quả và năng suất sẽ thấp hơn. Trồng thử bằng cây hạt ở Ba Vì (Hà Tây) đã cho quả sớm hơn một chút, khoảng 4 đến 5 tuổi. Quả hình trái đào, hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một hạt, hiếm khi có 2-3 hạt. Nếu quả chỉ chứa 1 hạt thì hạt tròn như hạt nhãn. Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt sở, đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9 gram.
Một số hình ảnh tham khảo về cây mắc ca:
Xem thêm
Bình luận trên facebook