Cây Táo Mèo (Cây chua chát)
Cây táo mèo hay chua chát có tên khoa học Docynia indica, là một loài trong chi Táo mèo (Docynia) của họ Hoa hồng(Rosaceae). Cây táo mèo mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái … nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Cây táo mèo chính là đặc sản của vùng đất này. Cây táo mèo là loại quả có tác dụng đa năng, vừa là vị thuốc quý , vừa dùng để giải khát và bổ trong ngày hè.
- Cây táo mèo có chiều cao từ 10-15m, có tuổi thọ khoảng 40 năm, cây phân cành ở độ cao 1,5 -2m, các cành nhiều gai, vỏ nhẵn màu xám.
- Lá hình mác, nhỏ, đỉnh nhọn, cuống lá có lông tơ. Lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non.
- Hoa trắng, mọc thành chùm gồm 3–5 hoa, đường kính khoảng 2,5 cm, đế hoa hình chuông có lông tơ. Mùa hoa là tháng 3 -4.
- Cây cho quả vào tháng 8 - 9 khi được 5 - 7 năm tuổi. Quả Sơn Tra màu vàng, hình cầu, đường kính 2–3 cm.
- Quả có rất nhiều tác dụng trong trong y học như: bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, dễ ngủ, giảm béo v.v...
Cây táo mèo nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành
- Trồng phù hợp nhất ở độ cao trên 1000m.
- Phát triển tốt nhất trên đất feralit, đất ẩm và thoát nước.
- Là loại cây ưa sáng, chịu được nhiêt độ cao, đồng thời cũng như có thể chịu được rét tốt
Theo Y học cổ truyền , Cây táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.
Thực nghiệm invivo dịch chiết Táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E. Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Mứt táo mèo
Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Theo TS Dhamananda (Giám đốc viện Y học cổ truyền Porland, Oregon) các tác dụng sinh học của Sơn tra (Táomèo) có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu:
- Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin – 7 glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides).
- Oligomeric procyanidins và flavans.
- Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.
- Các phenolic đơn giản.
Một số hình ảnh tham khảo về cây táo mèo:
Xem thêm
Bình luận trên facebook