Cây xoan
Cây xoan hay xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu, sầu đâu, khổ luyện, danh pháp khoa học hai phần : Melia azedarach; đồng nghĩa M. australis, M. japonica, M. sempervivens, là một loài cây thân gỗ lá sớm rụng thuộc họ Xoan (Meliaceae), có nguồn gốc ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Australia.
Cây Xoan, tiếng Anh gọi là Chinaberry, Bead tree, Persian lilac (đinh hương Ba Tư), White cedar (tuyết tùng trắng) và một vài tên gọi khác. Tại Nam Phi người ta gọi nhầm nó là Syringa, nhưng đúng ra đó là tên gọi của các loài đinh hương.
Hoa xoan
Chi Melia bao gồm 4 loài khác nữa, có mặt trong khu vực đông nam châu Á tới miền bắc châu Úc. Tất cả chúng đều là cây thân gỗ nhỏ, thay lá hàng năm.
Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12 m. Hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm.
Trái xoan loại quả hạch, to cỡ hòn bi, vỏ có màu vàng nhạt khi chín, không rụng ngay mà giữ trên cành suốt mùa đông. Trái dần chuyển sang màu trắng.
Lá xoan dài tới 50 cm, mọc so le, cuống lá dài với 2 hoặc 3 nhánh lá phức mọc đối; các lá chét có màu lục sẫm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Mép lá có khía răng cưa.
Lá và hoa xoan
Sử dụng
Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung.
Hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.
Lá và quả xoan
Độc tính
Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán khi chúng bị đánh rơi, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.
Cũng vì có độc tính nên cây xoan còn được trồng để lấy gỗ vì gỗ không bị mối. Hoa và lá xoan thì được dùng rải dưới chiếu để ngừa rệp.
Thông tin khác
Dưới đây liệt kê một số vấn đề với các tên gọi khác của cây xoan ta. Trong đó có các tên gọi sầu đâu, khổ luyện, nha đảm (đởm) tử. Các tên gọi này rất dễ làm người ta lẫn lộn các loài cây khác nhau là một.
Sầu đâu
Một số tài liệu gọi cây xoan ta là sầu đâu. Ví dụ trang Web của nhóm huediepchi gọi cây xoan ta là sầu đâu. Tuy nhiên, trang Web của yhoccotruyen coi cây nha đảm (đởm) tức cây xoan rừng (Brucea javanica) thuộc họ Simaroubaceae cùng bộ Bồ hòn là sầu đâu (tên khác: cứt chuột, sầu đâu rừng) với lưu ý "Không nhầm với cây khổ luyện tử (xuyên luyện tử) (Melia toesendan (S et Z.) họ Xoan), cây cao trên 10m. Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach (L.) họ Xoan cây cao 8 –10m" hay suckhoedoisong cũng gọi cây sầu đâu (sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An)) là Brucea javanica.
Trong khi đó trang en:Neem lại coi Azadirachta indica cùng họ là cây sầu đâu (có lẽ theo cách gọi tại miền nam Việt Nam) với lá ăn được.
Khổ luyện
Trang Web của alternativehealing.org coi khổ luyện tử (苦楝子) hay kim linh tử (金鈴子) và xuyên luyện tử (川楝子) là một, đều là vị thuốc từ quả của Melia azedarach (L.) sub. var. toosendan Makino hay Melia toosendan (Sieb. et Zucc.).
Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là khổ luyện (苦楝). Từ điển Hán Việt Thiều Chửu cũng diễn giải luyện (楝) là cây xoan. Quả nó gọi là khổ luyện tử (苦楝子) dùng làm thuốc lỵ, tục gọi là kim linh tử (金鈴子). Tuy nhiên trang Web của yhoccotruyen có lẽ coi Melia toesendan (S et Z.) và Melia azedarach (L.) là hai loài khác nhau khi chỉ dùng khổ luyện tử cho loài đầu còn loài thứ hai thì chỉ gọi nó là cây xoan nhà.
Nha đảm (đởm) tử
Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là nha đảm tử trong khi các trang của Web của suckhoedoisong và yhoccotruyen không cho nha đảm tử là cây này mà coi nha đảm tử là vị thuốc từ quả của Brucea javanica.
Văn học
Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Tuấn Khanh là tác giả bài "Hoa xoan bên thềm cũ" khá nổi tiếng.
Hoa xoan
Chi Melia bao gồm 4 loài khác nữa, có mặt trong khu vực đông nam châu Á tới miền bắc châu Úc. Tất cả chúng đều là cây thân gỗ nhỏ, thay lá hàng năm.
Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12 m. Hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm.
Trái xoan loại quả hạch, to cỡ hòn bi, vỏ có màu vàng nhạt khi chín, không rụng ngay mà giữ trên cành suốt mùa đông. Trái dần chuyển sang màu trắng.
Lá xoan dài tới 50 cm, mọc so le, cuống lá dài với 2 hoặc 3 nhánh lá phức mọc đối; các lá chét có màu lục sẫm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Mép lá có khía răng cưa.
Lá và hoa xoan
Sử dụng
Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung.
Hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.
Lá và quả xoan
Độc tính
Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán khi chúng bị đánh rơi, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.
Cũng vì có độc tính nên cây xoan còn được trồng để lấy gỗ vì gỗ không bị mối. Hoa và lá xoan thì được dùng rải dưới chiếu để ngừa rệp.
Thông tin khác
Dưới đây liệt kê một số vấn đề với các tên gọi khác của cây xoan ta. Trong đó có các tên gọi sầu đâu, khổ luyện, nha đảm (đởm) tử. Các tên gọi này rất dễ làm người ta lẫn lộn các loài cây khác nhau là một.
Sầu đâu
Một số tài liệu gọi cây xoan ta là sầu đâu. Ví dụ trang Web của nhóm huediepchi gọi cây xoan ta là sầu đâu. Tuy nhiên, trang Web của yhoccotruyen coi cây nha đảm (đởm) tức cây xoan rừng (Brucea javanica) thuộc họ Simaroubaceae cùng bộ Bồ hòn là sầu đâu (tên khác: cứt chuột, sầu đâu rừng) với lưu ý "Không nhầm với cây khổ luyện tử (xuyên luyện tử) (Melia toesendan (S et Z.) họ Xoan), cây cao trên 10m. Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach (L.) họ Xoan cây cao 8 –10m" hay suckhoedoisong cũng gọi cây sầu đâu (sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An)) là Brucea javanica.
Trong khi đó trang en:Neem lại coi Azadirachta indica cùng họ là cây sầu đâu (có lẽ theo cách gọi tại miền nam Việt Nam) với lá ăn được.
Khổ luyện
Trang Web của alternativehealing.org coi khổ luyện tử (苦楝子) hay kim linh tử (金鈴子) và xuyên luyện tử (川楝子) là một, đều là vị thuốc từ quả của Melia azedarach (L.) sub. var. toosendan Makino hay Melia toosendan (Sieb. et Zucc.).
Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là khổ luyện (苦楝). Từ điển Hán Việt Thiều Chửu cũng diễn giải luyện (楝) là cây xoan. Quả nó gọi là khổ luyện tử (苦楝子) dùng làm thuốc lỵ, tục gọi là kim linh tử (金鈴子). Tuy nhiên trang Web của yhoccotruyen có lẽ coi Melia toesendan (S et Z.) và Melia azedarach (L.) là hai loài khác nhau khi chỉ dùng khổ luyện tử cho loài đầu còn loài thứ hai thì chỉ gọi nó là cây xoan nhà.
Nha đảm (đởm) tử
Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là nha đảm tử trong khi các trang của Web của suckhoedoisong và yhoccotruyen không cho nha đảm tử là cây này mà coi nha đảm tử là vị thuốc từ quả của Brucea javanica.
Văn học
Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Tuấn Khanh là tác giả bài "Hoa xoan bên thềm cũ" khá nổi tiếng.
Xem thêm
Bình luận trên facebook