Kim Ngân Nhật
Kim Ngân Nhật có các tên gọi khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc Kim Ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp)... Tên khoa học: Lonicera japonica.; Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre, họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), là loài kim ngân bản địa của Trung Quốc (Hoa Bắc, Hoa Đông và Đài Loan), Nhật Bản, Triều Tiên. Đây là một loài hoa dây leo khá đẹp, và ngoài ra còn có tác dụng làm thuốc trong y học.
Kim Ngân Nhật (Lonicera japonica) được trồng để leo giàn hoặc leo ban công. Hoa kim ngân mang mùi hương dễ chịu, ưa khô ráo, có thể trồng ở những vị trí cớm nắng. Loại hoa leo này nở đẹp vào mùa hè, có thể nhân giống bằng cách giâm cành vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Xem thêm: Cây Kim Ngân (Bím tóc)
Kim ngân Nhật là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10 m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5 cm dài 3-8 cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông).
Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm, khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3 cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25 cm, đường kính đạt đến 5 mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng.
Mùa hoa: tháng 3-5.
Mùa quả: tháng 6-8. Quả mọng hình cầu màu đen.
Đặc điểm hoa của 3 loài Kim Ngân :
- L. japonica có tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn.
- L. confusa có tràng dài 1,6-3,5cm, đường kính ống tràng 0,5-2mm, có nhiều lông. Bầu có lông.
- L. dasystila có tràng dài 2,5-4cm, đường kính ống tràng 1-2,5cm, không lông. Vòi nhuỵ có nhiều lông dài ở phần dưới.
Phân bố:
Kim ngân Nhật mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam (Cao bằng, Hoà bình, Thanh Hoá, Lào cai, ...) và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.
Cách trồng Kim ngân Nhật:
Trồng Kim ngân bằng giâm cành. Cắt những cành bánh tẻ khoanh tròn, chôn xuống đất, để nổi đoạn sau cùng, tưới nước đều thời kỳ đầu. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. Trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh.
Tác dụng làm thuốc trong y học :
Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trị mụn, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
Bộ phận dùng, chế biến của Kim ngân:
Nụ hoa Kim ngân phơi hay sấy khô, cành và lá phơi hay sấy khô. Hái hoa khi sắp nở hoặc mới nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng là tốt.
Công dụng, chủ trị của Kim ngân Nhật:
Dùng Kim ngân Nhật chữa mụn nhọt, các chứng ngứa, lở, dị ứng, rôm sẩy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ.
Liều dùng Kim ngân : Dùng 4 -6g hoa hay 10 – 12g lá, dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng thuốc cao hay rượu thuốc.
Chú ý : Cần chú ý phân biệt cây Kim ngân với cây Lá ngón (rất độc) vì có màu dây và lá tương tự.
Một số đơn thuốc có Kim ngân :
- Thuốc tiêu độc : Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.
- Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh : Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi : Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.
- Chữa nọc sởi : Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.
- Trị chứng mẩn ngứa, dị ứng: 20 g hoa Kim ngân, Thổ phục linh, Quyết minh tử (sao) mỗi vị 6 g, Sinh địa, Mạch môn, Hoàng đằng mỗi vị 8 g, Huyền sâm, Liên kiều mỗi vị 10 g. Cho 800 ml nước, sắc còn 200 ml. Ngày dùng một thang, chia uống làm ba lần.
- Chữa mụn nhọt : Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm Kim ngân hoa 16g, Trần bì 8g, Đương quy 12g, Phòng phong 8g, Bạch chỉ 8g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 6g, Nhũ hương 4g, Một dược 4g, Thiên hoa phấn 8g, Tạo giác thích 4g, Xuyên sơn miếng. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Chữa bệnh vảy nến : Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Ngưu bàng tử 8g, Kinh giới 12g, Trúc diệp 8g, Bạc hà 6g, Chi tử 6g, quả Ké 8g, Bồ công anh 12g, Hạ khô thảo 8g, Thổ phục linh 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Chữa bệnh tổ đỉa : Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: Kim ngân hoa 16g, Quy vĩ 16g, Liên kiều 12g, Hoè hoa 8g, Thương truật 12g, quả Ké 12g, Hoàng bá 8g, Đại hoàng 6g, Hạ khô thảo 12g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 8g, Bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt). Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Trị cảm sốt : 40 g hoa kim ngân, trúc diệp, kinh giới tuệ mỗi vị 16 g, đạm đậu xị 20 g, bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi vị 24 g, liên kiều 40 g. Tất cả mang sấy khô, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 12 g.
- Trị viêm tuyến vú : 20 gr Kim ngân hoa, 16 gr Cam thảo đất, 20 gr Bồ công nha, 20 gr Thông thảo, 50 gr Sài đất, sắc uống ngày một thang.
- Chữa cảm cúm : Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.
- Chữa sởi : Hoa kim ngân 30g, cỏ Ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, có thể phơi khô, sắc uống.
- Chữa viêm phổi : Kim ngân hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g; Địa cốt bì, Sa sâm, Mạch môn, mỗi vị 16g; Hoàng liên 12g, Xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc Kim ngân, Sinh địa , Huyền sâm, Mạch môn, mỗi vị 20g; Liên kiều, Uất kim, Đan bì, mỗi vị 12g, Hoàng liên, Thạch xương bồ, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát : Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; tang bạch bì, ý dĩ, mỗi vị 16g, kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát : Kim ngân 20g, Hoàng đằng, ý dĩ, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng liên, Đào nhân, mỗi vị 12g, đình lịch tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan virus ( Ngũ linh thang gia giảm ) : Kim ngân 16g, Nhân trần 20g, Xa tiền 16g, Phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; Trư linh,Trạch tả,Đại phúc bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan mãn tính (Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm): Kim ngân 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g; Phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm cầu thận cấp tính : Kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 20g; Mã đề 12g, Vỏ quýt, vỏ rễ dâu, vỏ cau khô, ngũ gia bì, quế chi, mỗi vị 8g, vỏ gừng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị) : Kim ngân 20g, Thạch cao 40g; Tang chi, Nganh mễ, Hoàng bá, phong kỷ, mỗi vị 12g; Thương truật 8g; Quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân hoa, rễ cỏ gianh, mỗi vị 20g; Cỏ Nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu khát nước, thêm Huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g; Sốt cao, thêm Tri mẫu 8g.
- Chữa đinh râu (Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm) : Kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa định, mỗi vị 40g; Cúc hoa, Liên kiều, mỗi vị 20g. Nếu sốt cao, tại chỗ sưng đau thêm nhiều thạch cao 40g; Hoàng cầm, Chi tử sống, Đan bì, mỗi vị 12g; Hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Viêm bạch mạch cấp (Giải độc đại thanh thang gia giảm) : Kim ngân, Đại thanh diêp, Sinh địa, mỗi vị 40g; Huyền sâm, chi tử sống, mỗi vị 12g; mọc thông 4g. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g, Hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa nhiễm khuẩn huyết (Thanh doanh thang gia giảm): Kim ngân hoa, sinh địa, mỗi vị 40g, huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 20g; địa cốt bì, đan biì, tri mẫu, mạch môn, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm phổi trẻ em : Kim ngân hoa 16g; Thạch cao 20g; Tang bạch bì 8g; Tri mẫu, Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Chữa co giật (Hương nhu ẩm gia giảm): Kim ngân hoa 16g, hương nhu, biển đậu, mỗi vị 12g; hậu phác, liên kiều, mỗi vị 8g. Sắc uống.
- Chữa viêm phổi phụ cấp tính : Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 16g; Hoàng bá, hoang liên,mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; Uất kim, Tam lăng, mỗi vị 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp : Kim ngân 16g; Liên kiều, hoàng cầm, Ngưu bàng tử, mỗi vị 12g. Chi tử 8g, bạc hà, cát cánh, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị chứng béo phì kèm cao huyết áp, rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt (triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mỏi tay chân, khát nước): Lấy hoa Kim ngân, hoa Cúc, Sơn tra mỗi vị 10 gr, hãm khoảng 20 phút với nước sôi uống thay trà trong ngày.
- Thuốc tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).
- Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.
- Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.
- Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.
- Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.
- Trị họng đau, quai bị : Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.
- Dự phòng não viêm : Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.
Sự tích hoa Kim Ngân :
Ngày xưa, ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.
Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.
Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng không đỡ, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng".
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: "Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người" nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa".
Cho đến ngày nay, người đời vẫn nói truyền tai nhau về bài thuốc hay từ loài hoa này, đồng thời luôn nhắc nhở con cái mình về tình cảm chị em sâu đậm không bao giờ chia cắt.
Xem thêm: Cây Kim ngân (bím tóc).
Xem thêm: Cây Kim Ngân (Bím tóc)
Kim ngân Nhật là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10 m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5 cm dài 3-8 cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông).
Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm, khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3 cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25 cm, đường kính đạt đến 5 mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng.
Mùa hoa: tháng 3-5.
Mùa quả: tháng 6-8. Quả mọng hình cầu màu đen.
Đặc điểm hoa của 3 loài Kim Ngân :
- L. japonica có tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn.
- L. confusa có tràng dài 1,6-3,5cm, đường kính ống tràng 0,5-2mm, có nhiều lông. Bầu có lông.
- L. dasystila có tràng dài 2,5-4cm, đường kính ống tràng 1-2,5cm, không lông. Vòi nhuỵ có nhiều lông dài ở phần dưới.
Phân bố:
Kim ngân Nhật mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam (Cao bằng, Hoà bình, Thanh Hoá, Lào cai, ...) và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.
Cách trồng Kim ngân Nhật:
Trồng Kim ngân bằng giâm cành. Cắt những cành bánh tẻ khoanh tròn, chôn xuống đất, để nổi đoạn sau cùng, tưới nước đều thời kỳ đầu. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. Trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh.
Tác dụng làm thuốc trong y học :
Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trị mụn, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
Bộ phận dùng, chế biến của Kim ngân:
Nụ hoa Kim ngân phơi hay sấy khô, cành và lá phơi hay sấy khô. Hái hoa khi sắp nở hoặc mới nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng là tốt.
Công dụng, chủ trị của Kim ngân Nhật:
Dùng Kim ngân Nhật chữa mụn nhọt, các chứng ngứa, lở, dị ứng, rôm sẩy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ.
Liều dùng Kim ngân : Dùng 4 -6g hoa hay 10 – 12g lá, dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng thuốc cao hay rượu thuốc.
Chú ý : Cần chú ý phân biệt cây Kim ngân với cây Lá ngón (rất độc) vì có màu dây và lá tương tự.
Một số đơn thuốc có Kim ngân :
- Thuốc tiêu độc : Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.
- Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh : Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi : Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.
- Chữa nọc sởi : Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.
- Trị chứng mẩn ngứa, dị ứng: 20 g hoa Kim ngân, Thổ phục linh, Quyết minh tử (sao) mỗi vị 6 g, Sinh địa, Mạch môn, Hoàng đằng mỗi vị 8 g, Huyền sâm, Liên kiều mỗi vị 10 g. Cho 800 ml nước, sắc còn 200 ml. Ngày dùng một thang, chia uống làm ba lần.
- Chữa mụn nhọt : Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm Kim ngân hoa 16g, Trần bì 8g, Đương quy 12g, Phòng phong 8g, Bạch chỉ 8g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 6g, Nhũ hương 4g, Một dược 4g, Thiên hoa phấn 8g, Tạo giác thích 4g, Xuyên sơn miếng. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Chữa bệnh vảy nến : Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Ngưu bàng tử 8g, Kinh giới 12g, Trúc diệp 8g, Bạc hà 6g, Chi tử 6g, quả Ké 8g, Bồ công anh 12g, Hạ khô thảo 8g, Thổ phục linh 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Chữa bệnh tổ đỉa : Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: Kim ngân hoa 16g, Quy vĩ 16g, Liên kiều 12g, Hoè hoa 8g, Thương truật 12g, quả Ké 12g, Hoàng bá 8g, Đại hoàng 6g, Hạ khô thảo 12g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 8g, Bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt). Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Trị cảm sốt : 40 g hoa kim ngân, trúc diệp, kinh giới tuệ mỗi vị 16 g, đạm đậu xị 20 g, bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi vị 24 g, liên kiều 40 g. Tất cả mang sấy khô, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 12 g.
- Trị viêm tuyến vú : 20 gr Kim ngân hoa, 16 gr Cam thảo đất, 20 gr Bồ công nha, 20 gr Thông thảo, 50 gr Sài đất, sắc uống ngày một thang.
- Chữa cảm cúm : Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.
- Chữa sởi : Hoa kim ngân 30g, cỏ Ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, có thể phơi khô, sắc uống.
- Chữa viêm phổi : Kim ngân hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g; Địa cốt bì, Sa sâm, Mạch môn, mỗi vị 16g; Hoàng liên 12g, Xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc Kim ngân, Sinh địa , Huyền sâm, Mạch môn, mỗi vị 20g; Liên kiều, Uất kim, Đan bì, mỗi vị 12g, Hoàng liên, Thạch xương bồ, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát : Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; tang bạch bì, ý dĩ, mỗi vị 16g, kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát : Kim ngân 20g, Hoàng đằng, ý dĩ, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng liên, Đào nhân, mỗi vị 12g, đình lịch tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan virus ( Ngũ linh thang gia giảm ) : Kim ngân 16g, Nhân trần 20g, Xa tiền 16g, Phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; Trư linh,Trạch tả,Đại phúc bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan mãn tính (Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm): Kim ngân 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g; Phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm cầu thận cấp tính : Kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 20g; Mã đề 12g, Vỏ quýt, vỏ rễ dâu, vỏ cau khô, ngũ gia bì, quế chi, mỗi vị 8g, vỏ gừng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị) : Kim ngân 20g, Thạch cao 40g; Tang chi, Nganh mễ, Hoàng bá, phong kỷ, mỗi vị 12g; Thương truật 8g; Quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân hoa, rễ cỏ gianh, mỗi vị 20g; Cỏ Nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu khát nước, thêm Huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g; Sốt cao, thêm Tri mẫu 8g.
- Chữa đinh râu (Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm) : Kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa định, mỗi vị 40g; Cúc hoa, Liên kiều, mỗi vị 20g. Nếu sốt cao, tại chỗ sưng đau thêm nhiều thạch cao 40g; Hoàng cầm, Chi tử sống, Đan bì, mỗi vị 12g; Hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Viêm bạch mạch cấp (Giải độc đại thanh thang gia giảm) : Kim ngân, Đại thanh diêp, Sinh địa, mỗi vị 40g; Huyền sâm, chi tử sống, mỗi vị 12g; mọc thông 4g. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g, Hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa nhiễm khuẩn huyết (Thanh doanh thang gia giảm): Kim ngân hoa, sinh địa, mỗi vị 40g, huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 20g; địa cốt bì, đan biì, tri mẫu, mạch môn, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm phổi trẻ em : Kim ngân hoa 16g; Thạch cao 20g; Tang bạch bì 8g; Tri mẫu, Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Chữa co giật (Hương nhu ẩm gia giảm): Kim ngân hoa 16g, hương nhu, biển đậu, mỗi vị 12g; hậu phác, liên kiều, mỗi vị 8g. Sắc uống.
- Chữa viêm phổi phụ cấp tính : Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 16g; Hoàng bá, hoang liên,mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; Uất kim, Tam lăng, mỗi vị 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp : Kim ngân 16g; Liên kiều, hoàng cầm, Ngưu bàng tử, mỗi vị 12g. Chi tử 8g, bạc hà, cát cánh, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị chứng béo phì kèm cao huyết áp, rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt (triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mỏi tay chân, khát nước): Lấy hoa Kim ngân, hoa Cúc, Sơn tra mỗi vị 10 gr, hãm khoảng 20 phút với nước sôi uống thay trà trong ngày.
- Thuốc tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).
- Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.
- Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.
- Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.
- Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.
- Trị họng đau, quai bị : Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.
- Dự phòng não viêm : Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.
Sự tích hoa Kim Ngân :
Ngày xưa, ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.
Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.
Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng không đỡ, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng".
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: "Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người" nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa".
Cho đến ngày nay, người đời vẫn nói truyền tai nhau về bài thuốc hay từ loài hoa này, đồng thời luôn nhắc nhở con cái mình về tình cảm chị em sâu đậm không bao giờ chia cắt.
Xem thêm: Cây Kim ngân (bím tóc).
Tags: Kim Ngân Nhật,Hoa Kim Ngân,Kim ngân hoa,ngân hoa,Nhẫn đông,Song hoa,Nhị hoa,Boóc Kim Ngần,Chừa giang khằm,Japanese honeysuckle,Chèvrefeuille du Japon,Lonicera japonica Thunb,Lonicera dasystyla Rehd,Lonicera confusa DC,Lonicera cambodiana Pierre,họ Cơm cháy,Caprifoliaceae,cây leo,cây leo giàn,cây làm thuốc,cây y học,cây thuốc nam,sự tích hoa kim ngân,Lonicera japonica,bài thuốc từ kim ngân,kim ngân chữa bệnh
Xem thêm
Bình luận trên facebook