Mít
Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Cây Mít ngoài tác dụng là cây ăn quả, thì còn có tác dụng trong y học, có thể dùng trong một số bài thuốc dân gian.
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm.
Cây Mít
Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
Quả Mít khi bổ ra
Mít trong ẩm thực :
- Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%).
- Ở Huế có món mít trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng.
- Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho với cá, xào với thịt, làm gỏi.
- Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút. Món này làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh. Phương ngôn "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" nhắc đến hai đặc sản của vùng quê ở Nghệ An.
- Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Hột có thể đem rang, luộc, hoặc hấp. Trước khi ăn thì bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài; có mùi thơm và vị bùi.
- Mứt mít.
- Hạt mít rang: hạt mít bóc vỏ rửa sạch đem rang, Gudeg món ăn truyền thống ở Jogyakarta, miền trung Java, Indonesia
- Lodeh.
- Sayur Asam.
- Cơm cà ri mít ở Sri Lanka.
Cùi Mít
Canh tác cây Mít :
- Châu Mỹ :
Cây mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này.
- Tại Việt Nam :
Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
Mít trong y học :
Vị thuốc từ lá mít : Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm. Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng lá tươi.
- Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần.
- Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
- Chữa hen suyễn: Lấy lá mít + lá mía + than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
- Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Vị thuốc từ nhựa mít : Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Vị thuốc từ gỗ mít : Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.
Mít trong ngôn ngữ :
Trái mít non còn rất nhỏ cỡ ngón tay cái gọi là dái mít (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu :
- Nhà ngói cây mít: tả cảnh nhà nông sung túc.
- Mít đặc: dốt
- Mít ướt: hay khóc
- Tiêu tiền như lá mít
- Mít ngon anh đánh cả xơ
Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít":
Thân em như quả mít trên cây
Da nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Tuy không hẳn trực tiếp liên quan đến cây mít, hoặc trái mít nhưng dưới thời Pháp thuộc, người Việt còn gọi đùa nhau là "mít" vốn nhại âm annamite mà người Pháp áp dụng để chỉ dân tộc Việt.
Xem thêm về : Mít tố nữ
Cây Mít
Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
Quả Mít khi bổ ra
Mít trong ẩm thực :
- Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%).
- Ở Huế có món mít trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng.
- Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho với cá, xào với thịt, làm gỏi.
- Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút. Món này làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh. Phương ngôn "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" nhắc đến hai đặc sản của vùng quê ở Nghệ An.
- Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Hột có thể đem rang, luộc, hoặc hấp. Trước khi ăn thì bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài; có mùi thơm và vị bùi.
- Mứt mít.
- Hạt mít rang: hạt mít bóc vỏ rửa sạch đem rang, Gudeg món ăn truyền thống ở Jogyakarta, miền trung Java, Indonesia
- Lodeh.
- Sayur Asam.
- Cơm cà ri mít ở Sri Lanka.
Cùi Mít
Canh tác cây Mít :
- Châu Mỹ :
Cây mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này.
- Tại Việt Nam :
Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
Mít trong y học :
Vị thuốc từ lá mít : Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm. Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng lá tươi.
- Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần.
- Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
- Chữa hen suyễn: Lấy lá mít + lá mía + than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
- Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Vị thuốc từ nhựa mít : Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Vị thuốc từ gỗ mít : Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.
Mít trong ngôn ngữ :
Trái mít non còn rất nhỏ cỡ ngón tay cái gọi là dái mít (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu :
- Nhà ngói cây mít: tả cảnh nhà nông sung túc.
- Mít đặc: dốt
- Mít ướt: hay khóc
- Tiêu tiền như lá mít
- Mít ngon anh đánh cả xơ
Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít":
Thân em như quả mít trên cây
Da nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Tuy không hẳn trực tiếp liên quan đến cây mít, hoặc trái mít nhưng dưới thời Pháp thuộc, người Việt còn gọi đùa nhau là "mít" vốn nhại âm annamite mà người Pháp áp dụng để chỉ dân tộc Việt.
Xem thêm về : Mít tố nữ
Xem thêm
Bình luận trên facebook