Nấm linh chi
Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium.
Trồng nấm linh chi
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ
Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
Các loại nấm Linh chi và công dụng của nó, có 6 loại:
1. Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
2. Xích chi hoặc Hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
3. Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.
4. Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí nhớ dai.
5. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần.
6. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Nấm linh chi mọc ở một gốc cây
Trồng nấm linh chi
Trong đó Hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Trong thiên nhiên, loại nấm này vô cùng hiếm, tỉ lệ mọc trên các cây cổ thụ là 1/1 triệu.
Hồng chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau, với các thành phần chính như sau:
Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
Betaglucan, G-Z
Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao - khoảng 24.000 I.U 's)
Adenosine
Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất.
Các enzyme và axit béo thiết yếu
Protein và Glycoprotein
Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali
110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể
137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm 6 loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency)
Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y
Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone,
Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol,
Ganodelan A và B, Lanostan,
Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur
Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.
Một số tác dụng chữa bệnh như:
- Chữa bệnh cao huyết áp
- Trị đau nhức, mệt mỏi, viêm khớp
- Giúp an thần, chống suy nhược thần kinh kéo dài
- Trị các chứng chán ăn, mất ngủ
- Chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả
- Chống ung thư, kháng siêu vi
- Trợ tim, chống xơ vữa thành động mạch
- Tăng cường hoạt động cuả nang thượng thận
- Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Chữa bệnh gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm thận, viêm phế quản
- Ngăn chặn quá trình lão hóa. Chống oxy hóa tế bào. Khử các gốc tự do
- Làm trẻ hóa cơ thể, gia tăng tuổi thọ. Chống các bệnh thường gặp ở tuổi già.
Hồng chi được lai tạo lần đầu tiên bởi T.Henmi và cộng sự vào năm 1937, và được Y.Naoi trồng rộng rãi tại Nhật vào năm 1971, tại Việt Nam từ năm 2004.
Thông tin chi tiết về tác dụng:
1.Tác dụng của nấm Linh Chi trên hệ miễn dịch:
- Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.
- Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
- Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.
- Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư.
- Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
- Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.
2. Tác dụng của nấm linh chi đối với các bệnh về tim mạch:
- Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao.
Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt.
3. Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá:
- Chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
- Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và ỉa chảy.
4. Tác dụng của nấm linh chi với bệnh tiểu đường:
Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
5. Tác dụng làm đẹp của nấm linh chi:
Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá…
6. Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi:
Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể.
7. Tác dụng của nấm linh chi với hệ thần kinh:
- Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh.
- Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Cách 1: Thái lát:
Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng
50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên
Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh
Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần
Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Cách 2: Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã
Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
Cách 3: Uống dạng Trà:
Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã
Cách 4: Ngâm rượu:
Nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chén
Cách 5: Uống thay thế nước:
Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngày
Cách 6: Nấu canh súp:
Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium.
Trồng nấm linh chi
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ
Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
Các loại nấm Linh chi và công dụng của nó, có 6 loại:
1. Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
2. Xích chi hoặc Hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
3. Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.
4. Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí nhớ dai.
5. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần.
6. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Nấm linh chi mọc ở một gốc cây
Trồng nấm linh chi
Trong đó Hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Trong thiên nhiên, loại nấm này vô cùng hiếm, tỉ lệ mọc trên các cây cổ thụ là 1/1 triệu.
Hồng chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau, với các thành phần chính như sau:
Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
Betaglucan, G-Z
Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao - khoảng 24.000 I.U 's)
Adenosine
Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất.
Các enzyme và axit béo thiết yếu
Protein và Glycoprotein
Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali
110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể
137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm 6 loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency)
Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y
Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone,
Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol,
Ganodelan A và B, Lanostan,
Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur
Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.
Một số tác dụng chữa bệnh như:
- Chữa bệnh cao huyết áp
- Trị đau nhức, mệt mỏi, viêm khớp
- Giúp an thần, chống suy nhược thần kinh kéo dài
- Trị các chứng chán ăn, mất ngủ
- Chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả
- Chống ung thư, kháng siêu vi
- Trợ tim, chống xơ vữa thành động mạch
- Tăng cường hoạt động cuả nang thượng thận
- Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Chữa bệnh gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm thận, viêm phế quản
- Ngăn chặn quá trình lão hóa. Chống oxy hóa tế bào. Khử các gốc tự do
- Làm trẻ hóa cơ thể, gia tăng tuổi thọ. Chống các bệnh thường gặp ở tuổi già.
Hồng chi được lai tạo lần đầu tiên bởi T.Henmi và cộng sự vào năm 1937, và được Y.Naoi trồng rộng rãi tại Nhật vào năm 1971, tại Việt Nam từ năm 2004.
Thông tin chi tiết về tác dụng:
1.Tác dụng của nấm Linh Chi trên hệ miễn dịch:
- Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.
- Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
- Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.
- Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư.
- Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
- Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.
2. Tác dụng của nấm linh chi đối với các bệnh về tim mạch:
- Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao.
Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt.
3. Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá:
- Chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
- Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và ỉa chảy.
4. Tác dụng của nấm linh chi với bệnh tiểu đường:
Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
5. Tác dụng làm đẹp của nấm linh chi:
Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá…
6. Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi:
Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể.
7. Tác dụng của nấm linh chi với hệ thần kinh:
- Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh.
- Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Cách 1: Thái lát:
Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng
50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên
Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh
Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần
Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Cách 2: Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã
Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
Cách 3: Uống dạng Trà:
Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã
Cách 4: Ngâm rượu:
Nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chén
Cách 5: Uống thay thế nước:
Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngày
Cách 6: Nấu canh súp:
Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Xem thêm
Bình luận trên facebook