Nhân trần (hoắc hương núi, chè nội)
Nhân trần, các tên gọi khác: hoắc hương núi, chè nội, danh pháp hai phần: Adenosma glutinosum, là một loài thực vật hiện được APG II và GRIN phân loại là thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae), mặc dù một số tài liệu vẫn còn coi nó thuộc họ Huyền sâm (Scrophulariaceae).
Nhân trần, danh pháp khoa học là Adenosma glutinosum, danh pháp đồng nghĩa:
Adenosma caeruleum R.Br., 1810
Adenosma glutinosum Merr., 1917
Adenosma glutinosum Merr. var. caeruleum (R.Br.) P. C. Tsoong, 1974
Adenosma grandiflorum, Bentham. ex Hance,1872
Digitalis sinensis Lour., 1790
Gerardia glutinosa L., 1753
Pterostigma grandiflorum Bentham., 1835
Cây Nhân trần
Đặc điểm
Cây thân thảo, cao 0,3–1 m, thân cây mọc thẳng, cây đơn hay phân cành, nhánh, lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc cách, phiến lá hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa, cuống lá ngắn 3–15 mm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc xếp thành chùm, hình bông, dài 30–40 cm. Tràng hoa màu tía hay lam, chia 2 nở thành 4 van, trong nhiều hạt nhỏ. Lá mùi thơm, vị cay, hơi đắng. Mùa hoa quả tháng 4-9.
Phân bố
Sinh sống tại các khu vực ẩm ướt sườn đồi núi, cận kề các khoảng rừng thưa trên các độ cao từ 300-2.000 m. Phân bố tại Trung Quốc (các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Hải Nam, Giang Tây, Vân Nam), Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Australia và các đảo thuộc châu Đại Dương.
Ở Việt Nam
Cây nhân trần mọc hoang vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống, có thể gieo trồng bằng hạt. Trong cây nhân trần có tinh dầu như cineol và flavonoit. Công dụng thường dùng làm nước uống hàng ngày thay chè, vối.
Lưu ý
Không nhầm lẫn nhân trần với nhân trần hao (Artemisia capillaris Thunb., 1784), một loài thuộc chi Ngải (Artemisia) của họ Cúc (Asteraceae), có công dụng tương tự.
Nhân trần trong y học
Thành phần hoá học:
Trong cây có saponin triterpenic, flavonoid, acid nhân thơm, coumarin và tinh dầu. Cả cây có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.
Tính vị, tác dụng:
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Công dụng:
Thường dùng chữa:
1. Hoàng đản cấp tính;
2. Tiểu tiện vàng đục và ít;
3. Phụ nữ sau sinh đẻ ăn chậm tiêu.
Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Nhân dân thường dùng Nhân trần làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa:
1. Giai đoạn đầu của bệnh bại liệt trẻ em, thấp khớp đau nhức xương;
2. Đau dạ dày;
3. Rắn cắn, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da;
4. Eczema, mề đay. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Để dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.
Adenosma caeruleum R.Br., 1810
Adenosma glutinosum Merr., 1917
Adenosma glutinosum Merr. var. caeruleum (R.Br.) P. C. Tsoong, 1974
Adenosma grandiflorum, Bentham. ex Hance,1872
Digitalis sinensis Lour., 1790
Gerardia glutinosa L., 1753
Pterostigma grandiflorum Bentham., 1835
Cây Nhân trần
Đặc điểm
Cây thân thảo, cao 0,3–1 m, thân cây mọc thẳng, cây đơn hay phân cành, nhánh, lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc cách, phiến lá hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa, cuống lá ngắn 3–15 mm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc xếp thành chùm, hình bông, dài 30–40 cm. Tràng hoa màu tía hay lam, chia 2 nở thành 4 van, trong nhiều hạt nhỏ. Lá mùi thơm, vị cay, hơi đắng. Mùa hoa quả tháng 4-9.
Phân bố
Sinh sống tại các khu vực ẩm ướt sườn đồi núi, cận kề các khoảng rừng thưa trên các độ cao từ 300-2.000 m. Phân bố tại Trung Quốc (các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Hải Nam, Giang Tây, Vân Nam), Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Australia và các đảo thuộc châu Đại Dương.
Ở Việt Nam
Cây nhân trần mọc hoang vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống, có thể gieo trồng bằng hạt. Trong cây nhân trần có tinh dầu như cineol và flavonoit. Công dụng thường dùng làm nước uống hàng ngày thay chè, vối.
Lưu ý
Không nhầm lẫn nhân trần với nhân trần hao (Artemisia capillaris Thunb., 1784), một loài thuộc chi Ngải (Artemisia) của họ Cúc (Asteraceae), có công dụng tương tự.
Nhân trần trong y học
Thành phần hoá học:
Trong cây có saponin triterpenic, flavonoid, acid nhân thơm, coumarin và tinh dầu. Cả cây có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.
Tính vị, tác dụng:
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Công dụng:
Thường dùng chữa:
1. Hoàng đản cấp tính;
2. Tiểu tiện vàng đục và ít;
3. Phụ nữ sau sinh đẻ ăn chậm tiêu.
Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Nhân dân thường dùng Nhân trần làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa:
1. Giai đoạn đầu của bệnh bại liệt trẻ em, thấp khớp đau nhức xương;
2. Đau dạ dày;
3. Rắn cắn, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da;
4. Eczema, mề đay. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Để dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.
Xem thêm
Bình luận trên facebook