Sâm ba kích
Ba kích còn có tên khác là Dây ruột gà, Ba kích thiên (Trung Quốc), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy Cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây Sâm ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh.
Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây.
Lá, quả và rễ Ba kích
Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, lúc non màu xanh lục, khi già màu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân.
Hoa nhỏ, lúc non màu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3 - 1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngắn.
Lá và quả Ba kích
Quả Ba kích chín đỏ
Quả hình cầu, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5 - 6, mùa quả: tháng 7 - 10.
Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp ở miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi.
Cây Ba kích
Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay ngọt, tính ôn, vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, bế kinh, đau lưng mỏi gối,...
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Một số đơn thuốc có sử dụng ba kích
- Bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.
- Hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
- Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.
- Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già: Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp: Ba kích 50g, dâm dương hoắc 50g, kê huyết đằng 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm trong 1 tuần là dùng được. Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chú ý: Người âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết không được dùng.
Rễ ba kích dùng làm thuốc
Thông tin thêm:
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
- Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
- Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
- Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
- An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
- Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
- Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
- Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường cân cốt, khứ phong thấp.
Bổ thận âm, khứ phong thấp (Trung dược ®ại từ ®iển), an ngũ tạng, bổ trung, ích khí, tăng chí, (Bản kinh), bổ huyết hải (Bản thảo cương mục), an ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong (Nhật Hoa Tử bản thảo), hóa đờm (Bản thảo cầu nguyên), cường âm, hạ khí (Dược tính luận).
Lá Ba kích
Tác dụng dược lý theo y học hiện đại:
1. Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.
2. Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.
3. Chống viêm: Các kết quả nghiên cứu ở chuột cống trắng đã cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.
4. Đối với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp (đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu, ít). Ba kích còn có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng nhu cầu sinh lý, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có biểu hiện vô sinh tương đối và suy nhược cơ thể. Đối với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba kích chưa thấy có kết quả.
Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
5. Nước sắc Ba kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, ngoài ra còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
7. Không có tính độc, LD50 của Ba kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường miệng là 193g/kg.
Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây.
Lá, quả và rễ Ba kích
Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, lúc non màu xanh lục, khi già màu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân.
Hoa nhỏ, lúc non màu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3 - 1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngắn.
Lá và quả Ba kích
Quả Ba kích chín đỏ
Quả hình cầu, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5 - 6, mùa quả: tháng 7 - 10.
Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp ở miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi.
Cây Ba kích
Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay ngọt, tính ôn, vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, bế kinh, đau lưng mỏi gối,...
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Một số đơn thuốc có sử dụng ba kích
- Bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.
- Hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
- Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.
- Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già: Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp: Ba kích 50g, dâm dương hoắc 50g, kê huyết đằng 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm trong 1 tuần là dùng được. Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chú ý: Người âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết không được dùng.
Rễ ba kích dùng làm thuốc
Thông tin thêm:
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
- Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
- Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
- Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
- An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
- Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
- Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
- Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường cân cốt, khứ phong thấp.
Bổ thận âm, khứ phong thấp (Trung dược ®ại từ ®iển), an ngũ tạng, bổ trung, ích khí, tăng chí, (Bản kinh), bổ huyết hải (Bản thảo cương mục), an ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong (Nhật Hoa Tử bản thảo), hóa đờm (Bản thảo cầu nguyên), cường âm, hạ khí (Dược tính luận).
Lá Ba kích
Tác dụng dược lý theo y học hiện đại:
1. Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.
2. Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.
3. Chống viêm: Các kết quả nghiên cứu ở chuột cống trắng đã cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.
4. Đối với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp (đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu, ít). Ba kích còn có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng nhu cầu sinh lý, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có biểu hiện vô sinh tương đối và suy nhược cơ thể. Đối với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba kích chưa thấy có kết quả.
Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
5. Nước sắc Ba kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, ngoài ra còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
7. Không có tính độc, LD50 của Ba kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường miệng là 193g/kg.
Xem thêm
Bình luận trên facebook