Sâm đại hành (tỏi lào, hành lào, tỏi đỏ)
Nhóm cây : | Cây thuốc, Cây thân thảo |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Sâm đại hành hay tỏi lào, hành lào, tỏi đỏ, danh pháp hai phần: Eleutherine bulbosa, là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ (Iridaceae). Loài này được (Mill.) Urb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1918.
Sâm đại hành (tỏi lào, hành lào, tỏi đỏ) là cây thân thảo, cao 20-30cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt.
Sâm đại hành
Bộ phận dùng: Củ (tức thân hành) - Bulbus Eleutherines Bulbosae.
Sâm đại hành
Nơi sống và thu hái:
Loài đặc hữu của Ðông Ðông dương, mọc hoang và thường được trồng lấy củ làm thuốc. Có thể đào lấy củ sau khi trồng 1 năm trở lên. Nếu chưa dùng ngay thì tách ra từng củ, rũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô (chỉ để được vài tháng). Nếu dùng ngay thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán bột hoặc để nguyên miếng.
Tại Việt Nam:
Sâm đại hành (tỏi đỏ) mọc hoang và được trồng lấy củ (dò) làm thuốc tại nhiều nơi như Hà Tây, Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội cũng có một số nhà trồng. Trồng tỏi đỏ rất đơn giản: chỉ việc dùng củ vùi xuống đất như trồng hàng, trồng tỏi.
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. Vị thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Củ sâm đại hành
Thành phần hoá học:
Người ta đã tìm thấy 4 chất trong củ là Eleutherin, Isoeleuthrin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định. Chúng đều có tác dụng kháng sinh với chủng Staphylococcus aureus.
Củ sâm đại hành
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt nhạt, tính hơi ấm; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết sinh co, chỉ khái.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường được dùng trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, chóng vàng nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, ho lao, ho gà, viêm họng cấp và mạn, tê bại do thiếu dinh dưỡng, đinh nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc đầu trẻ em, tổ đỉa, vẩy nến. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài, giã đắp.
Sâm đại hành thường được dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ, trị xanh xao, thiếu máu.
Nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống sát trùng; chữa chàm, chốc và bệnh ngoài da.
Bên ngoài, dùng thuốc mỡ Sâm đại hành 10% hoặc cồn Sâm đại hành 20% để bôi.
Sâm đại hành đã phơi khô, sao qua, hãm uống làm thuốc an thần, gây ngủ.
Bột của Sâm đại hành dùng cầm máu, dùng uống trong trị ho, ho lao, thường phối hợp với Rẻ quạt làm thuốc uống trị ho, viêm họng.
Sâm đại hành
Bộ phận dùng: Củ (tức thân hành) - Bulbus Eleutherines Bulbosae.
Sâm đại hành
Nơi sống và thu hái:
Loài đặc hữu của Ðông Ðông dương, mọc hoang và thường được trồng lấy củ làm thuốc. Có thể đào lấy củ sau khi trồng 1 năm trở lên. Nếu chưa dùng ngay thì tách ra từng củ, rũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô (chỉ để được vài tháng). Nếu dùng ngay thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán bột hoặc để nguyên miếng.
Tại Việt Nam:
Sâm đại hành (tỏi đỏ) mọc hoang và được trồng lấy củ (dò) làm thuốc tại nhiều nơi như Hà Tây, Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội cũng có một số nhà trồng. Trồng tỏi đỏ rất đơn giản: chỉ việc dùng củ vùi xuống đất như trồng hàng, trồng tỏi.
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. Vị thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Củ sâm đại hành
Thành phần hoá học:
Người ta đã tìm thấy 4 chất trong củ là Eleutherin, Isoeleuthrin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định. Chúng đều có tác dụng kháng sinh với chủng Staphylococcus aureus.
Củ sâm đại hành
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt nhạt, tính hơi ấm; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết sinh co, chỉ khái.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường được dùng trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, chóng vàng nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, ho lao, ho gà, viêm họng cấp và mạn, tê bại do thiếu dinh dưỡng, đinh nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc đầu trẻ em, tổ đỉa, vẩy nến. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài, giã đắp.
Sâm đại hành thường được dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ, trị xanh xao, thiếu máu.
Nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống sát trùng; chữa chàm, chốc và bệnh ngoài da.
Bên ngoài, dùng thuốc mỡ Sâm đại hành 10% hoặc cồn Sâm đại hành 20% để bôi.
Sâm đại hành đã phơi khô, sao qua, hãm uống làm thuốc an thần, gây ngủ.
Bột của Sâm đại hành dùng cầm máu, dùng uống trong trị ho, ho lao, thường phối hợp với Rẻ quạt làm thuốc uống trị ho, viêm họng.
Xem thêm
Bình luận trên facebook