Thầu dầu
Thầu dầu, danh pháp khoa học hai phần : Ricinus communis, là một loài thực vật trong họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên duy nhất trong chi Ricinus cũng như của phân tông Ricininae. Từ Ricinus là một từ trong tiếng Latinh để chỉ các loài bét (thuộc bộ Acarina); hạt của nó được gọi như thế vì trông nó giống như một con bét. Nó là nguồn để sản xuất dầu thầu dầu có nhiều công dụng cũng như ricin, một chất độc (ricin từ 1-2 hạt thầu dầu có thể gây tử vong cho người lớn).
Thầu dầu có thể có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác.
Cây thầu dầu
Các hạt thầu dầu cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại có niên đại vào khoảng những năm 4000 TCN. Herodotus và các nhà du hành người Hy Lạp cổ đại khác cũng đã đề cập tới việc sử dụng dầu của hạt thầu thầu để thắp sáng và xức dầu lên cơ thể.
Hoa thầu dầu
Việc sử dụng dầu của hạt thầu dầu tại Ấn Độ đã được đề cập tới trong một số tư liệu kể từ những năm 2000 TCN trong việc thắp sáng và trong y học cổ đại như là một loại thuốc nhuận tràng. Hạt thầu dầu và dầu của nó cũng được sử dụng tại Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, chủ yếu trong việc kê các đơn thuốc trong y học để uống hay sử dụng trong băng bó.
Quả thầu dầu
Mặc dù chỉ có một đại diện duy nhất nhưng thầu dầu có thể thay đổi rất nhiều về bề ngoài cũng như sự phát triển. Một số cây là loại thực vật lâu năm có thể đạt tới kích thước của một cây thân gỗ nhỏ trong khi một số cây khác là các dạng lùn và sinh trưởng như là loại cây một năm. Cũng tồn tại rất nhiều kiểu hình dạng và màu sắc của lá và chúng được lai giống để dùng làm cây cảnh. Ấu trùng của một số loài nhậy thuộc bộ Cánh vẩy Lepidoptera phá hoại thầu dầu như Ecpantheria scribonia, Hypercompe hambletoni và Discestra trifolii.
Hạt thầu dầu có tỷ lệ dầu rất cao, gần như chiếm quá nửa trọng lượng của hạt, khoảng 40-60% dầu, nó rất giàu các triglyxerit, chủ yếu là ricinolein.
Ngay từ thời đại Hy lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết dùng thầu dầu rồi. Dầu thầu dầu là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, có thể chế thành chất bôi trơn, chất phụ gia định màu trong nghề nhuộm, dầu in, nhựa.
Dầu thầu dầu có chứa một số độc tố nên không thể dùng làm dầu ăn. Nhưng nếu dùng đúng liều lượng thì có thể chữa được bệnh táo bón và bệnh ký sinh trùng đường ruột.
Độ nhớt của dầu thầu dầu rất cao, thế nhưng không như dầu trẩu hong gió là khô, cũng không như dầu lạc mùa đông gặp lạnh là đông cứng, cho nên sơn dầu, mực dấu đều cần đến nó, dầu thầu dầu còn là dầu nhớt lý tưởng của máy bay. Dầu thầu dầu sau khi qua xủa lý axit sunfuric và amoniac, trở thành dầu đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, là loại dầu mà công nghiệp thuộc da và dệt nhuộm không thể thiếu được.
Cây thầu dầu tía
Dầu thầu dầu là nguyên liệu quan trọng để chế tạo sản phẩm nhựa. Dầu thầu dầu sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao có thể thu được axit unđêxilenic. Qua xử lý bằng amoniac, axit này sẽ trở thành axit amino unđêxilenic, sau đó cô đặc thành nilông-11. Sau khi đun thầu dầu với kiềm sẽ thu được axit sebaxit có thể chế tạo thành nhiều loại ni lông. Khi chế tạo axit n-unđêxilenic còn thu được một chất khác nữa đó là n-heptanđêhyt là một nguyên liệu quan trọng của hương liệu tổng hợp. Cho n- heptanđêhyt phản ứng với axit cacbonic thì thu được nhựa phênon anđêhyt, tính năng của loại nhựa này còn tốt hơn cả nhựa phênon. Khi n-heptanđêhyt hoàn nguyên thành cồn hepstan, trở thành chất làm tăng độ dẻo cho nhựa PVC (Poly vinyl-clorua).
Dầu thầu dầu còn dùng làm nguyên liệu chất đốt, thuốc nổ, benzen. Khô dầu thầu dầu có thể làm thuốc trừ sâu. Đun khô dầu cho đến khi độc tố bị phân hủy, thầu dầu có thể làm thức ăn gia súc. Lá có thể dùng để nuôi tằm. Sợi bì của thân có thể dùng làm dây chão, làm giấy. Rễ, thân, lá, hạt thầu dầu đều có thể dùng làm thuốc, có công hiệu khử phong thấp, thông kinh lạc, tiêu thũng, khử độc.
Cây thầu dầu
Sản xuất
Sản lượng hạt thầu dầu toàn thế giới khoảng 1,2-1,3 triệu tấn mỗi năm. Các khu vực sản xuất hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Brasil.
Cây thầu dầu
Chất độc và thầu dầu trong y học
Cây thầu dầu được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt. Hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ.
Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như: Da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy. Rễ cây thầu dầu còn dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt... Lá và rễ cây thầu dầu thường được sử dụng với liều trung bình từ 30 – 60g tùy theo chứng bệnh. Dùng ngoài được lấy lá giã đắp...
Người ta cũng đã xác định được các hoạt chất chứa trong hạt thầu dầu. Cụ thể là hạt thầu dầu đã phơi khô của cây thầu dầu thấy chứa một protein rất độc có tên ricin, chiếm tỷ lệ 3 – 5% trong hạt. Nhưng sau khi ép dầu thì chất này lại nằm trong khô dầu nên không sử dụng được khô dầu.
Chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ cần liều 0,002mg cho 1kg thể trọng đã giết chết một con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó.
Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg uống tức chỉ 1 hạt thầu dầu cũng đủ gây nôn mửa, 3 – 4 hạt là đủ làm chết trẻ em, 14 – 15 hạt là giết chết người lớn. Cơ chế tác dụng gây độc của ricin là làm vón hồng cầu và bạch cầu lại.
Tuy nhiên, tiêm chất ricin đã được đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc antiricin để lâu cũng có thể làm giảm bớt hiệu lực. Do có độc tính như vậy nên trong Đông y người ta không sử dụng hạt thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ sử dụng làm thuốc đắp ngoài. Tác dụng của độc chất này giống như vi khuẩn nên có thể gây miễn dịch, nghĩa là khi cho súc vật ăn với liều nhỏ, làm nhiều lần, sau đó lại cho chúng ăn tăng lên với liều khá cao mà súc vật không gây chết.
Cây thầu dầu
Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị từ cây thầu dầu :
- Chữa đau đầu do cảm: Lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương, một lát sau sẽ thấy đầu nhẹ giảm hay khỏi đau (kinh nghiệm trong dân gian).
- Làm thuốc để tẩy nhẹ: Lấy dầu hạt thầu dầu 10-30g, uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền (Theo GS. Đỗ Tất Lợi).
- Chữa sa tử cung và trực tràng: Lấy hạt thầu dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu.
- Sinh khó hay sót nhau: Lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc ra và rửa sạch lòng bàn chân nơi đã đắp thuốc.
- Chữa liệt thần kinh mặt: Lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện.
Cây thầu dầu
Các hạt thầu dầu cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại có niên đại vào khoảng những năm 4000 TCN. Herodotus và các nhà du hành người Hy Lạp cổ đại khác cũng đã đề cập tới việc sử dụng dầu của hạt thầu thầu để thắp sáng và xức dầu lên cơ thể.
Hoa thầu dầu
Việc sử dụng dầu của hạt thầu dầu tại Ấn Độ đã được đề cập tới trong một số tư liệu kể từ những năm 2000 TCN trong việc thắp sáng và trong y học cổ đại như là một loại thuốc nhuận tràng. Hạt thầu dầu và dầu của nó cũng được sử dụng tại Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, chủ yếu trong việc kê các đơn thuốc trong y học để uống hay sử dụng trong băng bó.
Quả thầu dầu
Mặc dù chỉ có một đại diện duy nhất nhưng thầu dầu có thể thay đổi rất nhiều về bề ngoài cũng như sự phát triển. Một số cây là loại thực vật lâu năm có thể đạt tới kích thước của một cây thân gỗ nhỏ trong khi một số cây khác là các dạng lùn và sinh trưởng như là loại cây một năm. Cũng tồn tại rất nhiều kiểu hình dạng và màu sắc của lá và chúng được lai giống để dùng làm cây cảnh. Ấu trùng của một số loài nhậy thuộc bộ Cánh vẩy Lepidoptera phá hoại thầu dầu như Ecpantheria scribonia, Hypercompe hambletoni và Discestra trifolii.
Hạt thầu dầu có tỷ lệ dầu rất cao, gần như chiếm quá nửa trọng lượng của hạt, khoảng 40-60% dầu, nó rất giàu các triglyxerit, chủ yếu là ricinolein.
Ngay từ thời đại Hy lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết dùng thầu dầu rồi. Dầu thầu dầu là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, có thể chế thành chất bôi trơn, chất phụ gia định màu trong nghề nhuộm, dầu in, nhựa.
Dầu thầu dầu có chứa một số độc tố nên không thể dùng làm dầu ăn. Nhưng nếu dùng đúng liều lượng thì có thể chữa được bệnh táo bón và bệnh ký sinh trùng đường ruột.
Độ nhớt của dầu thầu dầu rất cao, thế nhưng không như dầu trẩu hong gió là khô, cũng không như dầu lạc mùa đông gặp lạnh là đông cứng, cho nên sơn dầu, mực dấu đều cần đến nó, dầu thầu dầu còn là dầu nhớt lý tưởng của máy bay. Dầu thầu dầu sau khi qua xủa lý axit sunfuric và amoniac, trở thành dầu đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, là loại dầu mà công nghiệp thuộc da và dệt nhuộm không thể thiếu được.
Cây thầu dầu tía
Dầu thầu dầu là nguyên liệu quan trọng để chế tạo sản phẩm nhựa. Dầu thầu dầu sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao có thể thu được axit unđêxilenic. Qua xử lý bằng amoniac, axit này sẽ trở thành axit amino unđêxilenic, sau đó cô đặc thành nilông-11. Sau khi đun thầu dầu với kiềm sẽ thu được axit sebaxit có thể chế tạo thành nhiều loại ni lông. Khi chế tạo axit n-unđêxilenic còn thu được một chất khác nữa đó là n-heptanđêhyt là một nguyên liệu quan trọng của hương liệu tổng hợp. Cho n- heptanđêhyt phản ứng với axit cacbonic thì thu được nhựa phênon anđêhyt, tính năng của loại nhựa này còn tốt hơn cả nhựa phênon. Khi n-heptanđêhyt hoàn nguyên thành cồn hepstan, trở thành chất làm tăng độ dẻo cho nhựa PVC (Poly vinyl-clorua).
Dầu thầu dầu còn dùng làm nguyên liệu chất đốt, thuốc nổ, benzen. Khô dầu thầu dầu có thể làm thuốc trừ sâu. Đun khô dầu cho đến khi độc tố bị phân hủy, thầu dầu có thể làm thức ăn gia súc. Lá có thể dùng để nuôi tằm. Sợi bì của thân có thể dùng làm dây chão, làm giấy. Rễ, thân, lá, hạt thầu dầu đều có thể dùng làm thuốc, có công hiệu khử phong thấp, thông kinh lạc, tiêu thũng, khử độc.
Cây thầu dầu
Sản xuất
Sản lượng hạt thầu dầu toàn thế giới khoảng 1,2-1,3 triệu tấn mỗi năm. Các khu vực sản xuất hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Brasil.
Cây thầu dầu
Chất độc và thầu dầu trong y học
Cây thầu dầu được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt. Hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ.
Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như: Da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy. Rễ cây thầu dầu còn dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt... Lá và rễ cây thầu dầu thường được sử dụng với liều trung bình từ 30 – 60g tùy theo chứng bệnh. Dùng ngoài được lấy lá giã đắp...
Người ta cũng đã xác định được các hoạt chất chứa trong hạt thầu dầu. Cụ thể là hạt thầu dầu đã phơi khô của cây thầu dầu thấy chứa một protein rất độc có tên ricin, chiếm tỷ lệ 3 – 5% trong hạt. Nhưng sau khi ép dầu thì chất này lại nằm trong khô dầu nên không sử dụng được khô dầu.
Chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ cần liều 0,002mg cho 1kg thể trọng đã giết chết một con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó.
Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg uống tức chỉ 1 hạt thầu dầu cũng đủ gây nôn mửa, 3 – 4 hạt là đủ làm chết trẻ em, 14 – 15 hạt là giết chết người lớn. Cơ chế tác dụng gây độc của ricin là làm vón hồng cầu và bạch cầu lại.
Tuy nhiên, tiêm chất ricin đã được đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc antiricin để lâu cũng có thể làm giảm bớt hiệu lực. Do có độc tính như vậy nên trong Đông y người ta không sử dụng hạt thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ sử dụng làm thuốc đắp ngoài. Tác dụng của độc chất này giống như vi khuẩn nên có thể gây miễn dịch, nghĩa là khi cho súc vật ăn với liều nhỏ, làm nhiều lần, sau đó lại cho chúng ăn tăng lên với liều khá cao mà súc vật không gây chết.
Cây thầu dầu
Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị từ cây thầu dầu :
- Chữa đau đầu do cảm: Lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương, một lát sau sẽ thấy đầu nhẹ giảm hay khỏi đau (kinh nghiệm trong dân gian).
- Làm thuốc để tẩy nhẹ: Lấy dầu hạt thầu dầu 10-30g, uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền (Theo GS. Đỗ Tất Lợi).
- Chữa sa tử cung và trực tràng: Lấy hạt thầu dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu.
- Sinh khó hay sót nhau: Lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc ra và rửa sạch lòng bàn chân nơi đã đắp thuốc.
- Chữa liệt thần kinh mặt: Lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện.
Xem thêm
Bình luận trên facebook