Cây Sấu
Cây sấu hay sấu tía, sấu trắng hoặc long cóc, có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum, là một loài cây sống lâu năm, lá thường xanh, hoặc bán rụng lá, thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae ).
Cây sấu có thể cao tới 30 m, đặc biệt ở Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình, có cây sấu cổ thụ nghìn năm tuổi cao đến 45m.
Cây sấu có đặc điểm :
Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro. Lá mọc so le, hình lông chim dài 30–45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6–10 cm, rộng 2,5–4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ.
Cụm hoa thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng xanh, có lông mềm. Quả là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9.
Các cây mọc trong rừng thuộc loại bán rụng lá, trên đất đỏ sâu hoặc sâu trung bình, ở cao độ từ khoảng 0–600 m trong khu vực Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên tới vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung Bộ; ít gặp ở vùng Nam Bộ. Cây cũng hay được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy quả, ưa trồng ở nơi đất cát pha.
Cây sấu
Quả sấu :
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốtpho, sắt và 3 mg % vitamin C.
Khi vào mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam, trước đây có giá rẻ và dễ mua. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm, ngâm nước uống v.v.
Quả sấu
Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm v.v. Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là phụ nữ. Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng v.v và loại nào cũng rất "đắt hàng".
Quả sấu cũng có một số tác dụng trong điều trị một số chứng bệnh và được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông.
Các món ăn từ quả sấu :
Các món canh
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Sau khi luộc rau muống xong, nếu có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Quả sấu
Sấu ngâm
1. Sấu ngâm muối
Một sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là sấu ngâm. Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
2. Sấu ngâm đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây, rồi ngâm vào nước vôi trong. Quả sấu khi ngâm đủ thời gian thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, sau đó cho vào lọ. Nước đường và gừng được đun sôi, để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu, để khoảng 2 ngày, sau đó cho vào tủ lạnh. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Trong Y học :
Quả sấu được dùng chữa các chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Liều dùng: 4-6 g cùi quả sấu, cách chế biến: sắc nước hay hãm với nước sôi hoặc dầm với muối hay đường rồi dùng.
Chữa nôn do thai nghén : Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.
Chữa ho : Cùi quả sấu 4-6 g, ngâm với ít muối, hoặc sắc nước, rồi thêm đường uống. Ngày 2-3 lần như vậy. Hoa sấu hấp với mật ong là thuốc chữa ho cho trẻ em.
Ở Vân Nam, Trung Quốc, người ta dùng quả giã nát để điều trị ngứa lở, ăn uống không tiêu; còn vỏ rễ được dùng trị sưng vú.
Cây Sấu ở Hà Nội :
Bên cạnh những "ngọc thụ lâm phong" của Hà Nội như cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, hoa sữa mùa thu hay hàng liễu rủ ven hồ. Mỗi độ tháng 5 về có một loài cây qua bao năm tỏa bóng mát trên bao con đường dọc ngang, lặng lẽ gắn bó với cuộc sống, với từng nhịp thở của Hà Nội, mang dáng vẻ xù xì thô mộc mà rất đỗi thân thương, đó là cây sấu.
Hàng cây sấu
Tuổi đời của những cây sấu ở Hà Nội có thể coi là trẻ nếu so với những cây sanh, cây si, cây đa cổ kính trong các đình đền chùa của đất kinh kỳ ngàn năm tuổi nhưng so với những loài cây được trồng dọc trên đường phố khác thì cây sấu không hề thua kém về thâm niên. Khi bắt đầu quy hoạch cây trồng đô thị, người ta đã nghĩ đến sấu cùng với các “đồng nghiệp” khác như me, bàng, sao đen, cơm nguội, nhội, chẹo… Chính vì thế, có những cây cổ thụ tuổi tác trên trăm năm, gốc bạnh ra gân guốc, nổi u nổi cục nom già nua khắc khổ song vẫn khoác lên thân cành mình thân lá xanh tươi.
Cây sấu
Hà Nội có đến ngót ngàn rưỡi ( 1500 ) cây sấu cổ thụ, trồng ở khắp nơi trong Thành phố, từ công viên, vườn bách thảo đến những ngõ nhỏ, nhưng ta thấy nhiều nhất là ở những khu phố Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế, Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo. Đặc biệt trên vỉa hè phố Phan Đình Phùng, sấu được trồng thành hai hàng, cành lá giao nhau quấn quýt tạo nên một vòm tán xanh um, biến con đường này thành một trong những con đường có hàng cây đẹp nhất và đặc trưng nhất Thủ đô. Trên quãng phố này, hầu như ngày nào cũng có những cặp tình nhân, những nhóm bạn trẻ ríu rít kéo nhau ra chụp ảnh, quay phim. Trưa hè dù nắng đến mấy, qua đây cũng chỉ thấy rợp một màu xanh râm mát như níu bước chân người qua chậm lại để kéo dài thêm khoảnh khắc thư thái, trong lành dưới tán ô thiên nhiên.
Quả sấu
Có lẽ vì thế mà Nhà văn Băng Sơn từng viết "Trong máu người Hà Nội có vị sấu chua" như nói thay cho tâm tình chung của những người Hà Nội. Quả sấu tuy chẳng phải trân quý gì nhưng đã đi vào cuộc sống như một thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình. Có lẽ không một người Hà Nội nào lại chưa từng được uống những bát canh rau muống dầm sấu, dòng nước cam lồ đó trôi đến đâu, những oi bức ngột ngạt của mùa hè phố thị như tan đi đến đấy. Đó là chưa kể đến các món khoái khẩu như canh sấu nấu thịt, vịt om sấu, nước sấu ngâm giải khát hay chỉ đơn giản là bát nước mắm cốt dầm sấu.
Hoa sấu
Ô mai sấu hay sấu chín ngọt giòn từ lâu đã trở thành món quà vặt ưa thích không chỉ của người Hà Nội mà còn được yêu quý dành gửi bạn bè, người thân phương xa. Ai chẳng có thời tuổi trẻ chia nhau quả sấu chín màu nâu sậm được cạo sạch vỏ, sắt từng khoanh tròn, dầm đường dầm muối hay túi ô mai sần sật gắn với bao kỷ niệm chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Rồi mỗi khi sắp hết mùa, nhiều gia đình lại hối hả thu mua, tỉ mỉ đóng đóng gói gói hàng cân sấu vào ngăn lạnh để dùng cho cả năm.
Cây sấu
Khi Hà Nội vào mùa sấu, những hàng sấu đồng loạt rủ nhau vừa trút bỏ lớp lá già vàng úa vừa thay lớp lá tươi non. Con đường thảm đầy lá vàng ấy đã trở thành cảm hứng cho biết bao tác phẩm thi ca nhạc họa nhiếp ảnh về cái thời khắc giao mùa từ xuân sang hạ. Thế rồi những chùm hoa sấu trắng ngà, nhỏ li ti như những chiếc chuông hình lục lăng bật ra cùng đám lá xanh. Không nồng nàn như hoa sữa, hoa lan, hoa sấu mang mùi hương nhẹ nhàng, man mác, thanh tao. Một thời nó từng là thú vui của lũ trẻ thành phố khi chúng nhặt những vốc hoa rụng, xâu thành chuỗi đeo cổ, đeo tay nom rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Ngày nay, cùng với những trò chơi dân gian hè phố, hoa sấu không còn được trẻ con chơi trò xâu chuỗi đeo nữa nhưng mỗi khi nhìn thấy những cánh hoa tháng 5 rụng rơi chắc hẳn nhiều người sẽ thấy bao ký ức tuổi thơ ùa về.
Cây sấu ở Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình :
Cây sấu cổ thụ ở Vườn nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình là cây đại thụ có độ tuổi trên dưới 1000 năm tuổi, cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m.
Hình ảnh về Cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình :
Gốc cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình
Khách du lịch chụp hình dưới gốc cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình ( sưu tầm )
Cây sấu có đặc điểm :
Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro. Lá mọc so le, hình lông chim dài 30–45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6–10 cm, rộng 2,5–4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ.
Cụm hoa thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng xanh, có lông mềm. Quả là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9.
Các cây mọc trong rừng thuộc loại bán rụng lá, trên đất đỏ sâu hoặc sâu trung bình, ở cao độ từ khoảng 0–600 m trong khu vực Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên tới vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung Bộ; ít gặp ở vùng Nam Bộ. Cây cũng hay được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy quả, ưa trồng ở nơi đất cát pha.
Cây sấu
Quả sấu :
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốtpho, sắt và 3 mg % vitamin C.
Khi vào mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam, trước đây có giá rẻ và dễ mua. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm, ngâm nước uống v.v.
Quả sấu
Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm v.v. Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là phụ nữ. Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng v.v và loại nào cũng rất "đắt hàng".
Quả sấu cũng có một số tác dụng trong điều trị một số chứng bệnh và được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông.
Các món ăn từ quả sấu :
Các món canh
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Sau khi luộc rau muống xong, nếu có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Quả sấu
Sấu ngâm
1. Sấu ngâm muối
Một sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là sấu ngâm. Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
2. Sấu ngâm đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây, rồi ngâm vào nước vôi trong. Quả sấu khi ngâm đủ thời gian thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, sau đó cho vào lọ. Nước đường và gừng được đun sôi, để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu, để khoảng 2 ngày, sau đó cho vào tủ lạnh. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Trong Y học :
Quả sấu được dùng chữa các chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Liều dùng: 4-6 g cùi quả sấu, cách chế biến: sắc nước hay hãm với nước sôi hoặc dầm với muối hay đường rồi dùng.
Chữa nôn do thai nghén : Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.
Chữa ho : Cùi quả sấu 4-6 g, ngâm với ít muối, hoặc sắc nước, rồi thêm đường uống. Ngày 2-3 lần như vậy. Hoa sấu hấp với mật ong là thuốc chữa ho cho trẻ em.
Ở Vân Nam, Trung Quốc, người ta dùng quả giã nát để điều trị ngứa lở, ăn uống không tiêu; còn vỏ rễ được dùng trị sưng vú.
Cây Sấu ở Hà Nội :
Bên cạnh những "ngọc thụ lâm phong" của Hà Nội như cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, hoa sữa mùa thu hay hàng liễu rủ ven hồ. Mỗi độ tháng 5 về có một loài cây qua bao năm tỏa bóng mát trên bao con đường dọc ngang, lặng lẽ gắn bó với cuộc sống, với từng nhịp thở của Hà Nội, mang dáng vẻ xù xì thô mộc mà rất đỗi thân thương, đó là cây sấu.
Hàng cây sấu
Tuổi đời của những cây sấu ở Hà Nội có thể coi là trẻ nếu so với những cây sanh, cây si, cây đa cổ kính trong các đình đền chùa của đất kinh kỳ ngàn năm tuổi nhưng so với những loài cây được trồng dọc trên đường phố khác thì cây sấu không hề thua kém về thâm niên. Khi bắt đầu quy hoạch cây trồng đô thị, người ta đã nghĩ đến sấu cùng với các “đồng nghiệp” khác như me, bàng, sao đen, cơm nguội, nhội, chẹo… Chính vì thế, có những cây cổ thụ tuổi tác trên trăm năm, gốc bạnh ra gân guốc, nổi u nổi cục nom già nua khắc khổ song vẫn khoác lên thân cành mình thân lá xanh tươi.
Cây sấu
Hà Nội có đến ngót ngàn rưỡi ( 1500 ) cây sấu cổ thụ, trồng ở khắp nơi trong Thành phố, từ công viên, vườn bách thảo đến những ngõ nhỏ, nhưng ta thấy nhiều nhất là ở những khu phố Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế, Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo. Đặc biệt trên vỉa hè phố Phan Đình Phùng, sấu được trồng thành hai hàng, cành lá giao nhau quấn quýt tạo nên một vòm tán xanh um, biến con đường này thành một trong những con đường có hàng cây đẹp nhất và đặc trưng nhất Thủ đô. Trên quãng phố này, hầu như ngày nào cũng có những cặp tình nhân, những nhóm bạn trẻ ríu rít kéo nhau ra chụp ảnh, quay phim. Trưa hè dù nắng đến mấy, qua đây cũng chỉ thấy rợp một màu xanh râm mát như níu bước chân người qua chậm lại để kéo dài thêm khoảnh khắc thư thái, trong lành dưới tán ô thiên nhiên.
Quả sấu
Có lẽ vì thế mà Nhà văn Băng Sơn từng viết "Trong máu người Hà Nội có vị sấu chua" như nói thay cho tâm tình chung của những người Hà Nội. Quả sấu tuy chẳng phải trân quý gì nhưng đã đi vào cuộc sống như một thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình. Có lẽ không một người Hà Nội nào lại chưa từng được uống những bát canh rau muống dầm sấu, dòng nước cam lồ đó trôi đến đâu, những oi bức ngột ngạt của mùa hè phố thị như tan đi đến đấy. Đó là chưa kể đến các món khoái khẩu như canh sấu nấu thịt, vịt om sấu, nước sấu ngâm giải khát hay chỉ đơn giản là bát nước mắm cốt dầm sấu.
Hoa sấu
Ô mai sấu hay sấu chín ngọt giòn từ lâu đã trở thành món quà vặt ưa thích không chỉ của người Hà Nội mà còn được yêu quý dành gửi bạn bè, người thân phương xa. Ai chẳng có thời tuổi trẻ chia nhau quả sấu chín màu nâu sậm được cạo sạch vỏ, sắt từng khoanh tròn, dầm đường dầm muối hay túi ô mai sần sật gắn với bao kỷ niệm chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Rồi mỗi khi sắp hết mùa, nhiều gia đình lại hối hả thu mua, tỉ mỉ đóng đóng gói gói hàng cân sấu vào ngăn lạnh để dùng cho cả năm.
Cây sấu
Khi Hà Nội vào mùa sấu, những hàng sấu đồng loạt rủ nhau vừa trút bỏ lớp lá già vàng úa vừa thay lớp lá tươi non. Con đường thảm đầy lá vàng ấy đã trở thành cảm hứng cho biết bao tác phẩm thi ca nhạc họa nhiếp ảnh về cái thời khắc giao mùa từ xuân sang hạ. Thế rồi những chùm hoa sấu trắng ngà, nhỏ li ti như những chiếc chuông hình lục lăng bật ra cùng đám lá xanh. Không nồng nàn như hoa sữa, hoa lan, hoa sấu mang mùi hương nhẹ nhàng, man mác, thanh tao. Một thời nó từng là thú vui của lũ trẻ thành phố khi chúng nhặt những vốc hoa rụng, xâu thành chuỗi đeo cổ, đeo tay nom rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Ngày nay, cùng với những trò chơi dân gian hè phố, hoa sấu không còn được trẻ con chơi trò xâu chuỗi đeo nữa nhưng mỗi khi nhìn thấy những cánh hoa tháng 5 rụng rơi chắc hẳn nhiều người sẽ thấy bao ký ức tuổi thơ ùa về.
Cây sấu ở Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình :
Cây sấu cổ thụ ở Vườn nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình là cây đại thụ có độ tuổi trên dưới 1000 năm tuổi, cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m.
Hình ảnh về Cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình :
Gốc cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình
Khách du lịch chụp hình dưới gốc cây sấu cổ thụ ở Cúc Phương - Ninh Bình ( sưu tầm )
Tags: Cây sấu,cay sau,sấu tía,sấu trắng,long cóc,quả sấu,ô mai sấu,cây sấu ở Hà Nội,Hà Nội,cây sấu ở Cúc Phương Ninh Bình,Cúc Phương,Ninh Bình,cây sấu cổ thụ,cây sấu nghìn tuổi,Đào lộn hột,Dracontomelon duperreanum,Anacardiaceae,các món ăn từ quả sấu,tác dụng y học của quả sấu,sấu ngâm,sấu dầm,nước sấu
Xem thêm
Bình luận trên facebook