Tai tượng đỏ (danh pháp hai phần: Acalypha wilkesiana) là loài cây bụi thường xanh thuộc chi Cỏ tai tượng. Cây này cao đến 3 m, tán rộng đến 2 m. Tai tượng đỏ được dùng để chữa một số bệnh như nấm ngoài da.
Tai tượng đỏ là cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành lá mọc so le, có phiến to, chóp nhọn, mép có răng cưa đều, màu lục hay đỏ, dài 8-15 cm. Hoa xếp thành bông dài ở đầu cành hoặc kẽ lá, có mầu đỏ, quả nang. Cây thường mọc hoang ở nhiều địa phương trong cả nước, cũng được trồng làm cảnh do có hoa đẹp.

Sinh thái : Tốc độ sinh trưởng: Trung bình

Cây phát triển tốt trong điều kiện che bóng một nửa, đất thoát nước tốt đồng, cung cấp vừa đủ nước cho cây và bảo vệ khỏi tác hại của gió.
 
Cây tai tượng đỏ
Cây tai tượng đỏ

Tác dụng trong y học :

Để chữa mụn nhọt chưa vỡ, lấy lá cây tai tượng đỏ 50 g, lá đại 50 g, lá táo 5 g; giã nát, đắp vào mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Cây tai tượng đỏ
Cây tai tượng đỏ

Theo Đông y, cây tai tượng có nhiều tác dụng khác nhau tùy thuộc bộ phận dùng làm thuốc. Rễ tai tượng có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng tiêu tích trệ, khu phong, lợi thấp, được dùng chữa phong thấp, đau nhức, trừ giun đũa. Lá vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, sát trùng, được dùng chữa táo bón, ghẻ, tê thấp, đau nhức. Hoa và cành có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh ngoài da...
 
Cây tai tượng đỏ
Cây tai tượng đỏ

Một số bài thuốc Nam thường dùng trong dân gian :

- Chữa ghẻ: Lá cây tai tượng đỏ 150 g, lá xoan 50 g, rau sam 50 g. Nấu nước tắm ngày 1 lần, liên tục 5-7 ngày. Có thể sắc đặc dùng để bôi lên tổn thương.

- Chữa mụn nhọt: Hoa tai tượng đỏ 12 g, bồ công anh 20 g, sài đất 12 g, kim ngân hoa 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Chữa táo bón: Hoa tai tượng đỏ 5 g, rau diếp cá 20 g, vừng đen 20 g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa thấp khớp: Rễ tai tượng đỏ 5 g, dây đau xương, rễ cỏ xước, rễ bạch hoa xà, tang ký sinh mỗi thứ 12 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 15-20 thang. 

Bình luận

great post, very informative. Các trò chơi xèng trực tuyến hay nhất để xem là số một trong ngành trò chơi xèng pgslot and jokerslot
pgslot - Thứ 7, ngày 05/11/2022 08:44:22
ร้านโคตรกาก slotpg
Slotpg - Thứ 7, ngày 16/04/2022 13:54:43
*
*
*Kích chuột vào hình bên cạnh để lấy mã kiểm tra ( Kích chuột vào hình để lấy mã kiểm tra )

Bình luận trên facebook

Xem thêm

Thiên niên kiện - Sơn Thục

Thiên niên kiện còn có tên gọi là củ ráy rừng, hay còn gọi là Sơn Thục. Tiếng dân tộc gọi là củ ...

Cỏ Seo Gà

Cỏ seo gà có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ... có tên khoa ...

Cây Chay Bắc Bộ

Cây Chay Bắc Bộ, còn gọi là chay vỏ tía hay chay Bắc, tên khoa học là Artocarpus tonkinensis, thuộc ...

Móng lưng rồng

Cây Móng lưng rồng, có các tên gọi khác như Chân vịt, Quyển bách, Quyển bá , Hồi sinh thảo, Hoàng ...

Kim Ngân Nhật

Kim Ngân Nhật có các tên gọi khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc Kim Ngần (Tày), ...

Cây bướm bạc - bướm trắng

Cây bướm bạc hay cây bướm trắng, cây hoa bướm, bươm bướm, ngọc diệp kim hoa, có tên khoa học: ...

Cây bạc hà

Cây Bạc hà hay Bạc hà nam, tô bạc hà, dạ tiên hoa tên khoa học: Mentha arvenis L , thuộc họ Hoa môi ...

Sâm ba kích

Ba kích còn có tên khác là Dây ruột gà, Ba kích thiên (Trung Quốc), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy ...

Cây Sala (Ngọc kỳ lân, đầu lân)

Cây Ngọc Kỳ Lân, tên gọi khác là cây Sala, cây Đầu Lân, cây Hàm rồng, có tên khoa học là Couroupita ...

Cây hòe

Cây hòe còn được gọi là cây "lộc", là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn ...
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn
Hòn non bộ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 43 0 VNĐ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 42 0 VNĐ
Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41

Hòn non bộ mini - mẫu tham khảo 41 0 VNĐ
Google Facebook
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn
scroll top