Địa Liền
Nhóm cây : | Cây thuốc, Cây thân thảo |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Địa liền hay thiền liền, tam nại, sơn nại, sa khương, danh pháp hai phần: Kaempferia galanga, là cây thân thảo thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây có tên là Địa Liền vì là mọc sát mặt đất.
Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, có hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8 đến 15cm. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. Cây quanh năm xanh tốt. Mùa hoa tháng 8 tháng 9.
Cây địa liền
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây địa liền mọc hoang và được trồng khắp nơi trong cả nước. Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài loan), Malaixia, Ấn Độ.
Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên hai năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi đem phơi khô. Tuyệt đối không sấy than củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dầu điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
Cây địa liền
Thành phần hoá học
Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.
Củ địa liền chứa cineol, borneol, 3-carene, camphene, kaempferol, kaempferide, cinnamaldehyde, axit p-methoxycinnamic, ethyl cinnamate và ethyl p-methoxycinnamate.
Củ địa liền
Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
Bộ phận dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ Địa liền (Rhizoma Kaempferiae).
Lá và hoa địa liền
Công dụng:
Theo y học cổ truyền
- Địa liền có vị cay tính ôn, quy vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng tán hàn, ôn trung, trừ thấp, bạt khí độc.
- Theo kinh nghiệm dân gian, Địa liền được dùng chữa ngực bụng lạnh, đau, ỉa chảy, dùng làm thuốc kiện vị chữa chứng ăn uống khó tiêu và đau dạ dày.
- Xoa bóp dùng ngoài: chữa tê phù, tê thấp, đau nhức các khớp, chữa sâu răng...
- Theo tài liệu nước ngoài, Địa liền có tác dụng kích thích long đờm, lợi tiểu, phối hợp với mật ong chữa ho và đau ngực. ở Philippin, nước sắc Địa liền dùng để chữa ăn uống khó tiêu, đau đầu, sốt rét, lá Địa liền hơ nóng dùng đắp ngoài chữa thấp khớp.
Theo y học hiện đại
- Địa liền có tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau nội tạng trên chuột nhắt trắng bằng tiêm xoang bụng dung dịch axit acetic 0,6%, Địa liền làm giảm số lần cơn đau và cường độ đau; trên mô hình gây đau bằng tấm kim loại nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin.
- Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột nhắt trắng kaolin, Địa liền và tinh dầu, các tinh thể chiết từ Địa liền đều có tác dụng chống viêm rõ rệt.
- Địa liền có tác dụng hạ sốt trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng pyrogen.
- Viên Bạch địa căn (Địa liền, Bạch chỉ, Cát căn) đã được thử nghiệm lâm sàng trên 108 bệnh nhân cả trẻ em và người lớn, bao gồm các bệnh chứng: sốt xuất huyết, sởi, viêm gan siêu vi trùng, hội chứng lỵ, thuỷ đậu và quai bị; các bệnh nhân đều bị sốt cao. Sau khi dùng Bạch địa căn điều trị cho kết quả như sau:
+ Thuốc có tác dụng hạ sốt rõ rệt đối với các chứng sốt do bị bệnh truyền nhiễm.
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, làm bệnh nhân hết nhức đầu, nhức mỏi, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân sốt xuất huyết.
+ Đối với bệnh nhân sởi, thuỷ đậu, Bạch địa căn có tác dụng chống bội nhiễm và làm giảm ho nếu kèm theo viêm phế quản.
+ Đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi trùng, Bạch địa căn kích thích tiêu hoá, làm giảm cảm giác ậm ạch khó chịu của bệnh nhân.
+ Dùng Bạch địa căn trên lâm sàng không thấy xuất hiện tác dụng phụ, thuốc có độ an toàn cao.
Cây địa liền
Liều dùng
Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha chè mà uống. Còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo.
Cây địa liền
Đơn thuốc có địa liền
Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dầy, đau thần kinh.
Cây địa liền
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây địa liền mọc hoang và được trồng khắp nơi trong cả nước. Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài loan), Malaixia, Ấn Độ.
Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên hai năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi đem phơi khô. Tuyệt đối không sấy than củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dầu điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
Cây địa liền
Thành phần hoá học
Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.
Củ địa liền chứa cineol, borneol, 3-carene, camphene, kaempferol, kaempferide, cinnamaldehyde, axit p-methoxycinnamic, ethyl cinnamate và ethyl p-methoxycinnamate.
Củ địa liền
Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
Bộ phận dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ Địa liền (Rhizoma Kaempferiae).
Lá và hoa địa liền
Công dụng:
Theo y học cổ truyền
- Địa liền có vị cay tính ôn, quy vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng tán hàn, ôn trung, trừ thấp, bạt khí độc.
- Theo kinh nghiệm dân gian, Địa liền được dùng chữa ngực bụng lạnh, đau, ỉa chảy, dùng làm thuốc kiện vị chữa chứng ăn uống khó tiêu và đau dạ dày.
- Xoa bóp dùng ngoài: chữa tê phù, tê thấp, đau nhức các khớp, chữa sâu răng...
- Theo tài liệu nước ngoài, Địa liền có tác dụng kích thích long đờm, lợi tiểu, phối hợp với mật ong chữa ho và đau ngực. ở Philippin, nước sắc Địa liền dùng để chữa ăn uống khó tiêu, đau đầu, sốt rét, lá Địa liền hơ nóng dùng đắp ngoài chữa thấp khớp.
Theo y học hiện đại
- Địa liền có tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau nội tạng trên chuột nhắt trắng bằng tiêm xoang bụng dung dịch axit acetic 0,6%, Địa liền làm giảm số lần cơn đau và cường độ đau; trên mô hình gây đau bằng tấm kim loại nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin.
- Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột nhắt trắng kaolin, Địa liền và tinh dầu, các tinh thể chiết từ Địa liền đều có tác dụng chống viêm rõ rệt.
- Địa liền có tác dụng hạ sốt trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng pyrogen.
- Viên Bạch địa căn (Địa liền, Bạch chỉ, Cát căn) đã được thử nghiệm lâm sàng trên 108 bệnh nhân cả trẻ em và người lớn, bao gồm các bệnh chứng: sốt xuất huyết, sởi, viêm gan siêu vi trùng, hội chứng lỵ, thuỷ đậu và quai bị; các bệnh nhân đều bị sốt cao. Sau khi dùng Bạch địa căn điều trị cho kết quả như sau:
+ Thuốc có tác dụng hạ sốt rõ rệt đối với các chứng sốt do bị bệnh truyền nhiễm.
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, làm bệnh nhân hết nhức đầu, nhức mỏi, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân sốt xuất huyết.
+ Đối với bệnh nhân sởi, thuỷ đậu, Bạch địa căn có tác dụng chống bội nhiễm và làm giảm ho nếu kèm theo viêm phế quản.
+ Đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi trùng, Bạch địa căn kích thích tiêu hoá, làm giảm cảm giác ậm ạch khó chịu của bệnh nhân.
+ Dùng Bạch địa căn trên lâm sàng không thấy xuất hiện tác dụng phụ, thuốc có độ an toàn cao.
Cây địa liền
Liều dùng
Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha chè mà uống. Còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo.
Cây địa liền
Đơn thuốc có địa liền
Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dầy, đau thần kinh.
Xem thêm
Bình luận trên facebook