Cây duối
Duối hay duối nhám, duối dai, danh pháp hai phần: Streblus asper, là một loại cây mộc, cỡ trung bình với bản địa ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippin, Hoa Nam và Ấn Độ.
Đặc điểm:
Cây duối mọc ngoài tự nhiên cao khoảng 4–8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Lá duối có dạng trứng nhọn, dài khoảng 3–7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía. Mặt lá rất ráp.
Duối là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực hình cầu, sắc vàng lục, có khi ngả sang màu trắng. Hoa cái màu lục, mọc lẻ, hoặc từng cặp.
Trái duối hình trứng, sắc vàng, chỉ lớn khoảng 8–10 mm. Vị trái ngọt khi chín. Đài lá (sepal) khá lớn nên mọc bao lên một phần của trái.
Duối có thể chịu hạn chịu úng, khả năng liền sẹo nhanh.
Là một trong các loại cây được trồng trấn phong thủy.
Lá duối khi điều chỉnh lại rất nhỏ, dùng chơi cây cảnh nghệ thuật rất thích hợp.
Thời điểm đánh thay chậu thích hợp nhất là về mùa khô.
Công dụng :
Lá duối vì ráp nên được dùng tại Việt Nam như một loại giấy nhám để làm nhẵn mặt gỗ.
Ở Thái Lan, vỏ cây duối xưa kia được dùng làm giấy chép kinh. Loại giấy này rất bền, khó bắt lửa, chống được mối mọt.
Hóa tính của duối còn có công dụng lợi tiểu, trừ giun, và giảm bệnh sâu răng.
Ngoài ra cây duối còn được chuộng trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
Cây duối mọc ngoài tự nhiên cao khoảng 4–8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Lá duối có dạng trứng nhọn, dài khoảng 3–7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía. Mặt lá rất ráp.
Duối là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực hình cầu, sắc vàng lục, có khi ngả sang màu trắng. Hoa cái màu lục, mọc lẻ, hoặc từng cặp.
Trái duối hình trứng, sắc vàng, chỉ lớn khoảng 8–10 mm. Vị trái ngọt khi chín. Đài lá (sepal) khá lớn nên mọc bao lên một phần của trái.
Duối có thể chịu hạn chịu úng, khả năng liền sẹo nhanh.
Là một trong các loại cây được trồng trấn phong thủy.
Lá duối khi điều chỉnh lại rất nhỏ, dùng chơi cây cảnh nghệ thuật rất thích hợp.
Thời điểm đánh thay chậu thích hợp nhất là về mùa khô.
Công dụng :
Lá duối vì ráp nên được dùng tại Việt Nam như một loại giấy nhám để làm nhẵn mặt gỗ.
Ở Thái Lan, vỏ cây duối xưa kia được dùng làm giấy chép kinh. Loại giấy này rất bền, khó bắt lửa, chống được mối mọt.
Hóa tính của duối còn có công dụng lợi tiểu, trừ giun, và giảm bệnh sâu răng.
Ngoài ra cây duối còn được chuộng trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
Xem thêm
Bình luận trên facebook