Cây Thằn lằn bò ( Vẩy ốc )
Cây Thằn Lằn còn có các tên gọi khác như: cây Thằn Lằn Bò, dây Thằn Lằn, cây Vẩy Ốc, cây Trâu Cổ. Tên khoa học của cây Thằn Lằn là: Ficus pumila.
Dây Thằn Lằn là một loại cây thường xanh thân bò, bám rất chắc trên nhiều bề mặt như đá, gỗ, tường…Do đó, ở các ngôi biệt thự, khu nghỉ dưỡng…, người ta thường trồng và để cây thằn lằn leo tường, bò lan ra đất nhằm tạo vẻ cổ kính, mang lại sự mát mẻ, xanh tươi cho ngôi nhà.
Ngoài ra, tác dụng của cây Thằn Lằn còn dùng để chữa nhiều bệnh.
Thằn Lằn là một trong những loại cây dễ trồng và rất ít phải chắm sóc.
Nhân giống cây Thằn Lằn :
Dây Thằn Lằn được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển.
Cách trồng cây thằn lằn :
Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây Thằn Lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.
Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.
Cách chăm sóc cây Thằn Lằn:
Trồng cây Thằn Lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây Thằn Lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng.
Dây Thằn Lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng.
Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây Thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá ( nhưng không cần phải thường xuyên ).
Cây Thằn Lằn không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh. Vậy nên trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp.
Ngoài ra, tác dụng của cây Thằn Lằn còn dùng để chữa nhiều bệnh.
Thằn Lằn là một trong những loại cây dễ trồng và rất ít phải chắm sóc.
Nhân giống cây Thằn Lằn :
Dây Thằn Lằn được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển.
Cách trồng cây thằn lằn :
Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây Thằn Lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.
Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.
Cách chăm sóc cây Thằn Lằn:
Trồng cây Thằn Lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây Thằn Lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng.
Dây Thằn Lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng.
Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây Thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá ( nhưng không cần phải thường xuyên ).
Cây Thằn Lằn không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh. Vậy nên trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp.
Xem thêm
Bình luận trên facebook