Cây bùm sụm
Cây Bùm Sụm hay chùm rụm, cườm rụng, có tên khoa học : Carmona microphylla, thuộc họ Chùm rụm Ehretiaceae; nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia.
Cây bùm sụm : thân gỗ bụi, nhỏ, nhiều nhánh mảnh. Lá cây bùm sụm là lá đơn, không cuống, mọc so le, hình xoan, nhỏ; bề mặt lá bùm sụm ráp, có lông mặt dưới.
Hoa bùm sụm nhỏ, màu trắng, nhị màu vàng, cuống ngắn. Quả bùm sụm là quả hạch, nhỏ, ăn được; khi chín màu cam đỏ, có hạt cứng.
Cây bùm sụm phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên bình thường.
Nơi sống và thu hái : Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.
Cây bùm sụm mềm, dễ cắt tỉa và uốn tạo dáng, thích hợp trồng làm cảnh, trang trí sân vườn, lối đi, công viên…; có thể trồng trong chậu, trong bồn hoặc ngoài đất.
Ngoài việc dùng làm cây cảnh rất đẹp, cây còn được sử dụng làm thuốc.
Cây bùm sụm còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh ban nóng, khó tiêu, đau nhức…
- Bộ phận dùng : Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.
- Tính vị, tác dụng : Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.
- Công dụng, chỉ định và phối hợp : Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho.
- Đơn thuốc : Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng lá Bùm sụm 10g, dây Lức 10g, Thổ phục linh 10g, củ Sả 10g; cây Dâu 10g, Mơ lông 10g. Trần bì 10g, lá Liễu 10g, Cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày một thang. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Hoa bùm sụm nhỏ, màu trắng, nhị màu vàng, cuống ngắn. Quả bùm sụm là quả hạch, nhỏ, ăn được; khi chín màu cam đỏ, có hạt cứng.
Cây bùm sụm phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên bình thường.
Nơi sống và thu hái : Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.
Cây bùm sụm mềm, dễ cắt tỉa và uốn tạo dáng, thích hợp trồng làm cảnh, trang trí sân vườn, lối đi, công viên…; có thể trồng trong chậu, trong bồn hoặc ngoài đất.
Ngoài việc dùng làm cây cảnh rất đẹp, cây còn được sử dụng làm thuốc.
Cây bùm sụm còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh ban nóng, khó tiêu, đau nhức…
- Bộ phận dùng : Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.
- Tính vị, tác dụng : Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.
- Công dụng, chỉ định và phối hợp : Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho.
- Đơn thuốc : Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng lá Bùm sụm 10g, dây Lức 10g, Thổ phục linh 10g, củ Sả 10g; cây Dâu 10g, Mơ lông 10g. Trần bì 10g, lá Liễu 10g, Cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày một thang. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Xem thêm
Bình luận trên facebook