Cây Ngót Nghẻo (Cây ngọt nghẹo)
Nhóm cây : | Cây ngoại thất, Cây hoa, Cây Leo, Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây ngót nghẻo hay ngọt nghẹo, huệ lồng đèn, gia lan (danh pháp hai phần: Gloriosa superba, đồng nghĩa: G. simplex) thuộc họ Colchicaceae. Cây ngót nghẻo là cây dưới dạng leo quấn nhờ tua cuốn do sự biến thể của lá, thích ứng để nám nắm lấy đài vật. Cây ngót nghẻo là quốc hoa của nước Zimbabwe và hoa của ban Tamil Nadu ở Ấn Độ. Những chế biến của cây có thể được sử dụng trong y học dược thảo truyền thống của bản xứ ở Afrique và Ấn Độ.
Cây ngót nghẻo mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách.
Mùa hoa tháng 5-11.
Cây ngót nghẻo phân bố trong khu vực rừng, ở cao độ 900 - 1.300 m như ở miền nam Vân Nam, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,Myanma, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; nhiệt đới và miền nam châu Phi.
Tại Việt Nam, phân bố rộng rãi ở miền Trung nhất là vùng Tây Nguyên, thường mọc hoang dã nơi đồi núi ven bìa rừng.
Thành phần hoá học của cây ngót nghẻo : Củ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N-formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan.
Tính vị, tác dụng của cây ngót nghẻo: Vị rất đắng, củ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Củ của cây ngót nghẻo
Công dụng của cây ngót nghẻo: Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt. Người ta còn dùng bột củ tươi làm thuốc đắp vào vùng bụng dưới kích thích sự đau đẻ và như là thuốc gây sẩy thai. Tinh bột thu được khi ngâm rửa củ dùng uống trong làm thuốc dịu để trị bệnh lậu.
Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc.
Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Liều uống trong không được quá 0,5 g mỗi ngày.
Ở nước ta, có người dùng lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi), nhưng có thể trồng để chiết chất colchicin thay vì phải trồng loài Tỏi độc - Colchicum autumnale phải nhập.
Một số hình ảnh tham khảo về cây ngót nghẻo:
Mùa hoa tháng 5-11.
Cây ngót nghẻo phân bố trong khu vực rừng, ở cao độ 900 - 1.300 m như ở miền nam Vân Nam, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,Myanma, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; nhiệt đới và miền nam châu Phi.
Tại Việt Nam, phân bố rộng rãi ở miền Trung nhất là vùng Tây Nguyên, thường mọc hoang dã nơi đồi núi ven bìa rừng.
Thành phần hoá học của cây ngót nghẻo : Củ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N-formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan.
Tính vị, tác dụng của cây ngót nghẻo: Vị rất đắng, củ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Củ của cây ngót nghẻo
Công dụng của cây ngót nghẻo: Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt. Người ta còn dùng bột củ tươi làm thuốc đắp vào vùng bụng dưới kích thích sự đau đẻ và như là thuốc gây sẩy thai. Tinh bột thu được khi ngâm rửa củ dùng uống trong làm thuốc dịu để trị bệnh lậu.
Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc.
Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Liều uống trong không được quá 0,5 g mỗi ngày.
Ở nước ta, có người dùng lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi), nhưng có thể trồng để chiết chất colchicin thay vì phải trồng loài Tỏi độc - Colchicum autumnale phải nhập.
Một số hình ảnh tham khảo về cây ngót nghẻo:
Xem thêm
Bình luận trên facebook