Dâm bụt
Dâm bụt (vùng ven biển Bắc Bộ gọi râm bụt; phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn, còn có các tên gọi khác mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang, phật tang) (danh pháp hai phần: Hibiscus rosa-sinensis), là loài cây bụi thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Bạn có thể TÌM MUA TẤT CẢ MẪU CÂY HOA DÂM BỤT TẠI ĐÂY
Hoa dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã Lai, Sembaruthi trong tiếng Tamil và mamdaram trong tiếng Telugu (మందారం).

Nguồn gốc và tên gọi:
Có một số cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.
Có ý kiến khác, dâm bụt nguyên tên là râm bụt, râm: che bóng, Bụt: Phật. Râm Bụt là cái lọng che Phật (vì hoa có hình dạng giống cái lọng). Nhà văn Sơn Tùng có viết tác phẩm văn học với tựa đề Hoa Râm Bụt.
Các loài dâm bụt
Cây dâm bụt có 2 loại là Dâm bụt thường và Dâm bụt kép, cả 2 loại dâm bụt thường và dâm bụt kép đều được sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Hầu như các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ và thân đều có tác dụng trong trị liệu.
Dâm bụt thường
Là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m. Mép lá có khía răng, hoa màu đỏ hồng, cũng có loại hoa màu trắng hồng, hình phễu mọc ở nách lá hay đầu cành, nhị nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa nhiều hạt.
Đông y cho rằng với dâm bụt loại này vỏ rễ vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, tiêu viêm, chống ho và chữa nhiều bệnh như viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh .
Hoa vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng khế huyết, cố tinh, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ... Lá vị nhạt, nhớt, tính bình, tác dụng an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ .
Dâm bụt kép
Đây cũng là loại thân gỗ nhỏ, cao từ 2-3 m, nhiều cành tạo thành bụi lớn, lá hình thoi, răng cưa, mép lá lớn và phân làm 3 thùy, gốc lá tù, đầu hơi nhọn, có cuống rất ngắn phủ lông mịn, kín. Hoa mọc đơn, màu trắng, hồng hay tía tím. Đài hoa nhỏ và 5 cánh rời, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, hạt hình thận có lông tơ, mùa ra hoa, quả từ tháng 7-10.
Theo Đông y, hoa dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, tiêu thũng, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, xuất huyết. Liều trung bình mỗi ngày sắc uống 10-30 g. Ngoài ra, nó còn dùng chữa mụn nhọt, viêm mủ da, bỏng .
Vỏ thân và vỏ rễ vị ngọt, hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn chống ngứa, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, thống kinh. Thuốc sắc với liều thường 3-10 g. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh ngoài da và Eczema .
Lá dâm bụt kép được dùng làm trà uống, lợi tiêu hóa, trị ngứa và thuốc lợi tiểu. Quả dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm đường hô hấp, tiêu đờm, dãi giảm đau, chữa cảm, ho, thở khò khè, đau đầu do thần kinh, chứng thiên đầu thống... Sắc với liều 10-15 g mỗi ngày, có thể dùng trị rôm sảy.
Sử dụng:
Tại một số vùng của Ấn Độ, hoa dâm bụt được dùng để đánh giày, cũng như được dùng trong thờ phụng thần Devi.
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
Tại Việt Nam, lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ. Ngoài ra, vỏ rễ dâm bụt dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí. Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đát cát...
Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây dâm bụt dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.
Tại Malaysia, cây dâm bụt pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.
Các bài thuốc có dâm bụt
Chữa viêm tuyến mang tai: Lá dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chữa 3 lần. Nơi mang tai đau, dùng hoa dâm bụt 20 g giã nát đắp ngoài.
Chữa viêm kết mạc: Rễ dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng 2-3 tháng.
Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30 g, lá huyết dụ 25 g, ngãi cứu 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày.
Chữa di tinh: Hoa dâm bụt 10 g, hạt sen 30 g. Sắc uống ngày 1 thang trong 10 ngày liền.
Chữa mất ngủ: Lá dâm bụt 15 g, hoa nhài 12 g. Sắc uống vào buổi chiều trong 5 ngày liền (dùng dâm bụt kép).
Chữa thống kinh: Hoa dâm bụt kép 5 g, ngãi cứu 5 g, bồ kết 3 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong 15 ngày liền trước kỳ kinh 20 ngày.
Chữa ho: Quả dâm bụt kép 5 g, gừng 3 g, nghệ 8 g, ngải cứu 8 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.
Chữa kiết lỵ: Hoa dâm bụt kép 10 g, lá mơ lông 8 g, trứng gà một quả. Đập trứng vào thuốc đã thái nhỏ, trộn đều, cho vào bát hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần, dùng 2-3 ngày sẽ hiệu quả.
Ý nghĩa hoa dâm bụt (râm bụt): Hiền lành.
Sự tích hoa dâm bụt:
Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm "phép lạ". Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.
Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: "Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa" (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.
Các em đặt tên cho cây là Râm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.
Thông tin khác:
Cây dâm bụt là loại cây khá phổ biến trong họ cây nhiệt đới. Hoa nở khá lớn, có thể lên đến 20cm đường kính. Cây có dáng mọc thẳng nên bạn có thể uốn, tạo kiểu để trồng như một cây cảnh trong nhà. Những bông hoa nở đơn lẻ chỉ sống được trong một hoặc hai ngày. Hoa sẽ nở nhiều và chủ yếu vào cuối xuân, đầu thu và thậm chí vào cả mùa đông. Giữ đất ẩm và luôn để cây ở nơi có ánh sáng để giữ cho hoa luôn nở.
Trồng dâm bụt mang lại vẻ đẹp
Những bông dâm bụt có kích thước lớn sẽ vô cùng bắt mắt . Hoa dâm bụt thay đổi màu sắc nhanh chóng,từ sắc thái của màu đỏ sang màu hồng rồi sang màu cam, vàng, trắng, thậm chí cả màu xanh dương.
Hình ảnh hoa Dâm bụt:












Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã Lai, Sembaruthi trong tiếng Tamil và mamdaram trong tiếng Telugu (మందారం).
Nguồn gốc và tên gọi:
Có một số cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.
Có ý kiến khác, dâm bụt nguyên tên là râm bụt, râm: che bóng, Bụt: Phật. Râm Bụt là cái lọng che Phật (vì hoa có hình dạng giống cái lọng). Nhà văn Sơn Tùng có viết tác phẩm văn học với tựa đề Hoa Râm Bụt.
Các loài dâm bụt
Cây dâm bụt có 2 loại là Dâm bụt thường và Dâm bụt kép, cả 2 loại dâm bụt thường và dâm bụt kép đều được sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Hầu như các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ và thân đều có tác dụng trong trị liệu.
Dâm bụt thường
Là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m. Mép lá có khía răng, hoa màu đỏ hồng, cũng có loại hoa màu trắng hồng, hình phễu mọc ở nách lá hay đầu cành, nhị nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa nhiều hạt.
Đông y cho rằng với dâm bụt loại này vỏ rễ vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, tiêu viêm, chống ho và chữa nhiều bệnh như viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh .
Hoa vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng khế huyết, cố tinh, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ... Lá vị nhạt, nhớt, tính bình, tác dụng an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ .
Dâm bụt kép
Đây cũng là loại thân gỗ nhỏ, cao từ 2-3 m, nhiều cành tạo thành bụi lớn, lá hình thoi, răng cưa, mép lá lớn và phân làm 3 thùy, gốc lá tù, đầu hơi nhọn, có cuống rất ngắn phủ lông mịn, kín. Hoa mọc đơn, màu trắng, hồng hay tía tím. Đài hoa nhỏ và 5 cánh rời, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, hạt hình thận có lông tơ, mùa ra hoa, quả từ tháng 7-10.
Theo Đông y, hoa dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, tiêu thũng, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, xuất huyết. Liều trung bình mỗi ngày sắc uống 10-30 g. Ngoài ra, nó còn dùng chữa mụn nhọt, viêm mủ da, bỏng .
Vỏ thân và vỏ rễ vị ngọt, hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn chống ngứa, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, thống kinh. Thuốc sắc với liều thường 3-10 g. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh ngoài da và Eczema .
Lá dâm bụt kép được dùng làm trà uống, lợi tiêu hóa, trị ngứa và thuốc lợi tiểu. Quả dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm đường hô hấp, tiêu đờm, dãi giảm đau, chữa cảm, ho, thở khò khè, đau đầu do thần kinh, chứng thiên đầu thống... Sắc với liều 10-15 g mỗi ngày, có thể dùng trị rôm sảy.
Sử dụng:
Tại một số vùng của Ấn Độ, hoa dâm bụt được dùng để đánh giày, cũng như được dùng trong thờ phụng thần Devi.
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
Tại Việt Nam, lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ. Ngoài ra, vỏ rễ dâm bụt dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí. Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đát cát...
Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây dâm bụt dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.
Tại Malaysia, cây dâm bụt pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.
Các bài thuốc có dâm bụt
Chữa viêm tuyến mang tai: Lá dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chữa 3 lần. Nơi mang tai đau, dùng hoa dâm bụt 20 g giã nát đắp ngoài.
Chữa viêm kết mạc: Rễ dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng 2-3 tháng.
Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30 g, lá huyết dụ 25 g, ngãi cứu 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày.
Chữa di tinh: Hoa dâm bụt 10 g, hạt sen 30 g. Sắc uống ngày 1 thang trong 10 ngày liền.
Chữa mất ngủ: Lá dâm bụt 15 g, hoa nhài 12 g. Sắc uống vào buổi chiều trong 5 ngày liền (dùng dâm bụt kép).
Chữa thống kinh: Hoa dâm bụt kép 5 g, ngãi cứu 5 g, bồ kết 3 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong 15 ngày liền trước kỳ kinh 20 ngày.
Chữa ho: Quả dâm bụt kép 5 g, gừng 3 g, nghệ 8 g, ngải cứu 8 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.
Chữa kiết lỵ: Hoa dâm bụt kép 10 g, lá mơ lông 8 g, trứng gà một quả. Đập trứng vào thuốc đã thái nhỏ, trộn đều, cho vào bát hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần, dùng 2-3 ngày sẽ hiệu quả.
Ý nghĩa hoa dâm bụt (râm bụt): Hiền lành.
Sự tích hoa dâm bụt:
Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm "phép lạ". Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.
Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: "Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa" (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.
Các em đặt tên cho cây là Râm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.
Thông tin khác:
Cây dâm bụt là loại cây khá phổ biến trong họ cây nhiệt đới. Hoa nở khá lớn, có thể lên đến 20cm đường kính. Cây có dáng mọc thẳng nên bạn có thể uốn, tạo kiểu để trồng như một cây cảnh trong nhà. Những bông hoa nở đơn lẻ chỉ sống được trong một hoặc hai ngày. Hoa sẽ nở nhiều và chủ yếu vào cuối xuân, đầu thu và thậm chí vào cả mùa đông. Giữ đất ẩm và luôn để cây ở nơi có ánh sáng để giữ cho hoa luôn nở.
Trồng dâm bụt mang lại vẻ đẹp
Những bông dâm bụt có kích thước lớn sẽ vô cùng bắt mắt . Hoa dâm bụt thay đổi màu sắc nhanh chóng,từ sắc thái của màu đỏ sang màu hồng rồi sang màu cam, vàng, trắng, thậm chí cả màu xanh dương.
Hình ảnh hoa Dâm bụt:
Hoa dâm bụt
(BlogCayCanh.vn)
Bạn có thể TÌM MUA TẤT CẢ MẪU CÂY HOA DÂM BỤT TẠI ĐÂY
Tags: Dâm bụt,hoa dâm bụt,hoa dâng bụt,hoa râm bụt,bông bụp,bông lồng đèn,mộc cận,chu cận,đại hồng hoa,phù tang,hoa phù tang,phật tang,hoa phật tang,các loài hoa dâm bụt,dâm bụt thường,dâm bụt kép,dâm bụt có quả không,Hibiscus rosa-sinensis,ý nghĩa hoa dâm bụt,ý nghĩa hoa râm bụt,sự tích hoa dâm bụt,sự tích hoa râm bụt,họ bông,họ cẩm quỳ,Malvaceae
Xem thêm
Bình luận trên facebook