Hoa lan đuôi cáo
Lan đuôi cáo, còn gọi là Cáo Bắc, lan Hồng ngọc, thuộc họ Giáng Hương (Aerides), tên khoa học là Aerides multiflora, tên Latinh là Aerides Rosea.
Hoa lan đuôi cáo không có nhiều chấm như Lan như chồn.
Cây Lan đuôi cáo dễ trồng, dễ sống, khỏe, hoa chùm dài màu trắng có nhiều chấm tím hồng rất đẹp, thơm đậm, đặc biệt vào buổi trưa nắng, nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch.
Lan đuôi cáo - cáo bắc - lan hồng ngọc
Đặc điểm của Lan đuôi cáo :
Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng, môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu. Lan mọc từ nhiều vùng trong nước như Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk...
Trồng và chăm sóc :
Ánh sáng : 50 %.
Nhiệt độ : 20-25°C.
Độ ẩm : 40-70%.
Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể
Giá thể trồng :
Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.
Tưới nước :
Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.
Phân bón :
Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng
Sâu bệnh :
Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ... Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil... và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần.
Xử lý ra hoa :
Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa phun 6-30-30 khoảng 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ cho đến khi ngưng hẳn, treo nơi thoáng mát có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa, quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20, chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đẹp.
Cây Lan đuôi cáo dễ trồng, dễ sống, khỏe, hoa chùm dài màu trắng có nhiều chấm tím hồng rất đẹp, thơm đậm, đặc biệt vào buổi trưa nắng, nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch.
Lan đuôi cáo - cáo bắc - lan hồng ngọc
Đặc điểm của Lan đuôi cáo :
Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng, môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu. Lan mọc từ nhiều vùng trong nước như Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk...
Trồng và chăm sóc :
Ánh sáng : 50 %.
Nhiệt độ : 20-25°C.
Độ ẩm : 40-70%.
Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể
Giá thể trồng :
Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.
Tưới nước :
Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.
Phân bón :
Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng
Sâu bệnh :
Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ... Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil... và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần.
Xử lý ra hoa :
Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa phun 6-30-30 khoảng 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ cho đến khi ngưng hẳn, treo nơi thoáng mát có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa, quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20, chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đẹp.
Xem thêm
Bình luận trên facebook