Cây gỗ Mun (mun sừng)
Nhóm cây : | Cây lấy gỗ |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Mun hay mun sừng (danh pháp khoa học Diospyros mun) là một loài thực vật thân gỗ trung bình thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Cây gỗ Mun: cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 7–18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc cách, hình trứng nhọn, gân giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm, khi khô có màu đen. Hoa nhỏ, màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành xim 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc. Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp thành ống, dài 5 mm, ở trên chia thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi, dài khoảng 3 mm. Quả nhỏ, đường kính 1,5–2 cm nhẵn, đen, vỏ dày, mang đài tồn tại xẻ 4 thuỳ.
Mùa hoa mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi; nhất là chồi rễ ở gần gốc.
Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu.
Phân bố
Cây mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, ở nơi có độ cao dưới 800 m.
Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể có tại Lào. Tại Việt Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khánh Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây thuộc Cam Ranh).
Sử dụng
Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý.
Tình trạng
Sẽ nguy cấp do gỗ mun có giá trị cao nên các quần chủng mọc tự nhiên bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh. Mức độ đe doạ: Bậc V.
Gỗ mun
Gỗ mun có màu đen, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng điều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ với kết quả là các loài cây cho loại gỗ này đều đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Một mẫu gỗ mun
Khai thác
Các loài có thể cho loại gỗ đen này phổ biến được biết tới là:
Diospyros mun tại Việt Nam. Loài này đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Cấm xuất khẩu, cấm khai thác ở các nơi.
Diospyros ebenum tại nam Ấn Độ và Sri Lanka. Cả hai nước đều đã cấm xuất khẩu gỗ loại cây này dù các sản phẩm làm từ chúng vẫn được xuất khẩu.
Diospyros crassiflora tại Tây Phi. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên phân loại nó như là một loài nguy cấp.
Diospyros celebica tại Indonesia. Việc khai thác loài này được kiểm soát chặt chẽ theo hạn ngạch ngoài ra là bất hợp pháp.
Diospyros perrieri
Diospyros melanoxylon
Diospyros tesselaria
Một mẫu gỗ mun trong lăng mộ Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên
Sử dụng
Một mẫu gỗ mun trong lăng mộ Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên
Loại gỗ này đã được sử dụng từ thời cổ đại, các vật dụng làm từ chất liệu này đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập. Trong kinh Hebrew của Do Thái có nhắc đến loại gỗ này và nói chúng được vận chuyển từ Nubia. Đến thế kỷ 16 thì việc sử dụng loại gỗ này để làm đồ nội thất và trang trí tôn giáo bắt đầu phát triển mạnh sau đó thì chuyển sang làm các vật dụng nhỏ hơn.
Bảo vệ
Như một kết quả của việc bị ưa chuộng với nhu cầu cao và khai thác không có kế hoạch bền vững, số lượng của nhiều loài gỗ mun đang bị đe dọa. Nhiều nước có các loài gỗ mun bản địa đã cấm việc khai thác.
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã đưa chúng vào Sách Đỏ với 103 loài của chi Diospyros ở trạng thái dễ bị tổn thương, 14 loài nguy cấp, 15 loài cực kỳ nguy cấp, chỉ có 21 loài gần bị đe dọa và 2 loài ít quan tâm tính tới năm 1994.
Mùa hoa mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi; nhất là chồi rễ ở gần gốc.
Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu.
Phân bố
Cây mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, ở nơi có độ cao dưới 800 m.
Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể có tại Lào. Tại Việt Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khánh Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây thuộc Cam Ranh).
Sử dụng
Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý.
Tình trạng
Sẽ nguy cấp do gỗ mun có giá trị cao nên các quần chủng mọc tự nhiên bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh. Mức độ đe doạ: Bậc V.
Gỗ mun
Gỗ mun có màu đen, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng điều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ với kết quả là các loài cây cho loại gỗ này đều đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Một mẫu gỗ mun
Khai thác
Các loài có thể cho loại gỗ đen này phổ biến được biết tới là:
Diospyros mun tại Việt Nam. Loài này đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Cấm xuất khẩu, cấm khai thác ở các nơi.
Diospyros ebenum tại nam Ấn Độ và Sri Lanka. Cả hai nước đều đã cấm xuất khẩu gỗ loại cây này dù các sản phẩm làm từ chúng vẫn được xuất khẩu.
Diospyros crassiflora tại Tây Phi. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên phân loại nó như là một loài nguy cấp.
Diospyros celebica tại Indonesia. Việc khai thác loài này được kiểm soát chặt chẽ theo hạn ngạch ngoài ra là bất hợp pháp.
Diospyros perrieri
Diospyros melanoxylon
Diospyros tesselaria
Một mẫu gỗ mun trong lăng mộ Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên
Sử dụng
Một mẫu gỗ mun trong lăng mộ Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên
Loại gỗ này đã được sử dụng từ thời cổ đại, các vật dụng làm từ chất liệu này đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập. Trong kinh Hebrew của Do Thái có nhắc đến loại gỗ này và nói chúng được vận chuyển từ Nubia. Đến thế kỷ 16 thì việc sử dụng loại gỗ này để làm đồ nội thất và trang trí tôn giáo bắt đầu phát triển mạnh sau đó thì chuyển sang làm các vật dụng nhỏ hơn.
Bảo vệ
Như một kết quả của việc bị ưa chuộng với nhu cầu cao và khai thác không có kế hoạch bền vững, số lượng của nhiều loài gỗ mun đang bị đe dọa. Nhiều nước có các loài gỗ mun bản địa đã cấm việc khai thác.
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã đưa chúng vào Sách Đỏ với 103 loài của chi Diospyros ở trạng thái dễ bị tổn thương, 14 loài nguy cấp, 15 loài cực kỳ nguy cấp, chỉ có 21 loài gần bị đe dọa và 2 loài ít quan tâm tính tới năm 1994.
Xem thêm
Bình luận trên facebook