Hoa anh túc
Nhóm cây : | Cây hoa |
---|---|
Tags: Hoa anh túc | |
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Anh túc hay còn gọi là a phiến, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum L., thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này, lập một đơn vị phòng chống ma túy kiểm soát; thuốc phiện và các chất được tinh chiết từ nó, và các chất gây nghiện khác như cần sa ..v.v.
Cây:
Thân cao 1m-1,5m. Mỗi năm một vụ, mùa gieo hạt khoảng 10-11 âm lịch nằm vào mùa đông, thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra hoa lấy mủ khoảng 3 tháng. Thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên đến 1000m. Hoa của nó khá đặc biệt cùng một thân cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác nhau, bông màu vàng tím và bông màu tím, trắng ..v.v.
Lấy mủ:
Thường rạch dọc trái không trùng với điểm cũ, sau cuối người ta rạch chéo trái. Lấy mủ theo cách thủ công rạch từng quả. Trời càng lạnh càng nhiều mủ, cạo vào các buổi sáng 4-5 giờ. Thời gian cạo trong khoảng 15 ngày sau đó loại bỏ cây vì hết mủ.
Sản lượng:
Số lượng khoảng 1 sào bắc bộ (360m²) mới lấy được 3 lạng mủ được cô đen (nha phiến). Sau khi hết mủ khai thác, quả khô bóc vỏ ra hạt ở trong. Hạt này có thể ăn sống được, thường trẻ con hay ăn. Hạt dùng để lấy giống vụ sau.
Tinh chế nha phiến:
Việc chế biến thuốc phiện cổ truyền thì lấy nhựa thẩu phết lên trên một tấm giấy bản rồi đem hong khô. Đó là "thuốc sống". Lấy thuốc sống bóc bỏ giấy, đem dầm vào nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành "thuốc chín". Đây là dạng thuốc dùng hút ở Đông Dương vào đầu thế kỷ 20.
Ý nghĩa:
Giấc ngủ thiên thu, sự lãng quên, ảo tưởng.
Anh túc đỏ : Khoái lạc, sự quyến rũ phù du.
Anh túc trắng : Sự an ủi.
Truyền thuyết:
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi - Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Công dụng:
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
Thông tin khác:
Poppy" xuất phát từ chữ Hy Lạp "rhoeas" có nghĩa là đỏ. "Papaver" là từ tiếng Latin, nghĩa là "pap", tinh chất "sữa" của cây thuốc phiện. Những cây anh túc phương Đông chứa thuốc phiện (opium) đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. "Corn poppy" - (một loại anh túc ngũ cốc?) không chứa opium.
Papaver somniferum; tk. a phiến), cây thân thảo, họ A phiến (Papaveraceae). Lá mọc cách, lớn, xẻ hình lông chim, các lá phía ngọn màu lục biếc, ôm thân. Hoa to, mọc đơn độc, có hai lá đài màu lục dễ rụng; bốn cánh hoa mỏng màu trắng hồng hoặc tím; nhiều nhị xếp thành vòng; bầu một ô, nhiều noãn. Quả nang, có nhựa chứa nhiều loại ancaloit (mophin, cođein, papaverin, tebain, nicotin). Quả được dùng trong Đông y gọi là AT xác, hoặc túc xác; làm thuốc dịu đau, gây ngủ, chữa đau bụng đầy hơi. Hạt chứa dầu, không có ancaloit, dùng ép dầu ăn. Ở Tây Âu, trồng phổ biến loại AT hạt đen lấy dầu ăn. Ở Đông Âu (Bungari, Hungari, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, vv.), các nước Cận Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma và Lào, trồng AT lấy nhựa. Vùng cao phía bắc Việt Nam, trồng vào vụ đông, thu hoạch nhựa đầu vụ xuân (trung bình 5 kg nhựa nguyên khai/ha), dùng làm dược liệu và lấy dầu (300 kg/ha). Hiện nay, Việt Nam cấm trồng cây AT và thay thế bằng cây dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Ở New Zealand, chữ "Tall Poppy" dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn "Corn Rose" là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là "Smoke of the Earth". Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang "yên nghỉ" trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day).
Thân cao 1m-1,5m. Mỗi năm một vụ, mùa gieo hạt khoảng 10-11 âm lịch nằm vào mùa đông, thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra hoa lấy mủ khoảng 3 tháng. Thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên đến 1000m. Hoa của nó khá đặc biệt cùng một thân cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác nhau, bông màu vàng tím và bông màu tím, trắng ..v.v.
Lấy mủ:
Thường rạch dọc trái không trùng với điểm cũ, sau cuối người ta rạch chéo trái. Lấy mủ theo cách thủ công rạch từng quả. Trời càng lạnh càng nhiều mủ, cạo vào các buổi sáng 4-5 giờ. Thời gian cạo trong khoảng 15 ngày sau đó loại bỏ cây vì hết mủ.
Sản lượng:
Số lượng khoảng 1 sào bắc bộ (360m²) mới lấy được 3 lạng mủ được cô đen (nha phiến). Sau khi hết mủ khai thác, quả khô bóc vỏ ra hạt ở trong. Hạt này có thể ăn sống được, thường trẻ con hay ăn. Hạt dùng để lấy giống vụ sau.
Tinh chế nha phiến:
Việc chế biến thuốc phiện cổ truyền thì lấy nhựa thẩu phết lên trên một tấm giấy bản rồi đem hong khô. Đó là "thuốc sống". Lấy thuốc sống bóc bỏ giấy, đem dầm vào nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành "thuốc chín". Đây là dạng thuốc dùng hút ở Đông Dương vào đầu thế kỷ 20.
Ý nghĩa:
Giấc ngủ thiên thu, sự lãng quên, ảo tưởng.
Anh túc đỏ : Khoái lạc, sự quyến rũ phù du.
Anh túc trắng : Sự an ủi.
Truyền thuyết:
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi - Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Công dụng:
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
Thông tin khác:
Poppy" xuất phát từ chữ Hy Lạp "rhoeas" có nghĩa là đỏ. "Papaver" là từ tiếng Latin, nghĩa là "pap", tinh chất "sữa" của cây thuốc phiện. Những cây anh túc phương Đông chứa thuốc phiện (opium) đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. "Corn poppy" - (một loại anh túc ngũ cốc?) không chứa opium.
Papaver somniferum; tk. a phiến), cây thân thảo, họ A phiến (Papaveraceae). Lá mọc cách, lớn, xẻ hình lông chim, các lá phía ngọn màu lục biếc, ôm thân. Hoa to, mọc đơn độc, có hai lá đài màu lục dễ rụng; bốn cánh hoa mỏng màu trắng hồng hoặc tím; nhiều nhị xếp thành vòng; bầu một ô, nhiều noãn. Quả nang, có nhựa chứa nhiều loại ancaloit (mophin, cođein, papaverin, tebain, nicotin). Quả được dùng trong Đông y gọi là AT xác, hoặc túc xác; làm thuốc dịu đau, gây ngủ, chữa đau bụng đầy hơi. Hạt chứa dầu, không có ancaloit, dùng ép dầu ăn. Ở Tây Âu, trồng phổ biến loại AT hạt đen lấy dầu ăn. Ở Đông Âu (Bungari, Hungari, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, vv.), các nước Cận Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma và Lào, trồng AT lấy nhựa. Vùng cao phía bắc Việt Nam, trồng vào vụ đông, thu hoạch nhựa đầu vụ xuân (trung bình 5 kg nhựa nguyên khai/ha), dùng làm dược liệu và lấy dầu (300 kg/ha). Hiện nay, Việt Nam cấm trồng cây AT và thay thế bằng cây dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Ở New Zealand, chữ "Tall Poppy" dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn "Corn Rose" là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là "Smoke of the Earth". Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang "yên nghỉ" trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day).
Tags: Hoa anh túc
Xem thêm
Bình luận trên facebook