Thụy hương
Thụy hương (Daphne) là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu. Rợp mát với tán lá xanh mướt rậm rạp cùng với những chùm hoa ngát hương, nhưng lá và quả đều rất độc.
Chi Thụy hương (hay chi Dó), danh pháp khoa học: Daphne, là một chi của khoảng 50-95 loài cây bụi lá sớm rụng hoặc thường xanh trong họ Trầm (Thymelaeaceae), có nguồn gốc châu Á, châu Âu và miền bắc châu Phi. Chúng được biết đến vì có hoa thơm và quả mọng có chứa chất độc. Hoa của các loài thụy hương không có cánh hoa và có 4 (ít khi 5) đài hoa dạng cánh hoa, có màu từ vàng ánh lục (vàng chanh) tới trắng hoặc hồng nhạt. Phần lớn các loài với lá sớm rụng có hoa màu ánh lục, trong khi các loài lá thường xanh lại có hoa màu hồng. Ở nhiều loài, hoa xuất hiện vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân.
Một số loài Thụy Hương
1. Thụy hương(bồng lai tử - Daphne odora)
Thụy hương, còn gọi là bồng lai tử, phong lưu thụ, danh pháp hai phần: Daphne odora. Đây là loài cây bụi thường xanh. Nó hiếm khi ra quả, nhưng khi ra quả thì nó có quả màu đỏ sau khi nở hoa.
Thụy hương là cây bản địa Trung Quốc và Nhật Bản và mọc tốt nhất trên đất màu mỡ, đất hơi chua một chút, chứa nhiều nước. Loài cây này không sống lâu, chỉ từ 8-10 năm. Thụy hương khó ra rễ nên khó chiết cành, nó cũng dễ bị nhiễm virus.
Thụy hương (bồng lai tử)
2. Thụy hương hồng (Daphne cneorum)
Thụy hương hồng, danh pháp hai phần: Daphne cneorum, là một loài cây bụi mọc thấp được trồng vì có hoa màu hồng thơm. Tất cả các bộ phận của loài này đều độc đối với con người. Nó là loài thực vật châu Âu, có trong khu vực từ Alps tới Pyrénées. Loài này cũng phân bố khắp phía tây Canada.
Thụy hương hồng (Daphne cneorum)
3. Thụy hương lá lanh (Daphne gnidium)
Thụy hương lá lanh, danh pháp hai phần: Daphne gnidium. Thụy hương lá lanh có chứa chất độc mezerein và daphetoxin. Tất cả các bộ phận của cây đều được xem là độc tố cao.
Thụy hương lá lanh (Daphne gnidium)
4. Thụy hương Á-Âu (Daphne mezereum)
Thụy hương Á-Âu (Daphne mezereum) là một loài thuộc Chi Thụy hương trong họ Thymelaeaceae, bản địa phần lớn châu Âu và Tây Á, về phía bắc đến bắc Scandinavia và Nga. Loài cây này cao 1,5 mét, lá mềm dài 3–8 cm và rộng 1–2 cm. Hoa nở vào mùa xuân. Quả màu đỏ tươi có đường kính 7–12 mm và rất độc đối với con người dù một vài loài chim ăn quả này. Phân loài được công nhận là Daphne mezereum subsp. rechingeri.
Thụy hương Á - Âu (Daphne mezereum)
5. Nguyên hoa (Daphne genkwa)
Nguyên hoa, danh pháp hai phần: Daphne genkwa (Siebold & Zucc., 1840), là một loại cây bụi thường xanh và là một trong 50 thảo dược chính của Trung y. Tại Trung Quốc nó được gọi là 芫花 (yuán huā = nguyên hoa).
Phân bố
Sinh sống trong các khu rừng, các sườn núi có các cụm cây bụi ở độ cao 300-1.000 m tại An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quý Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Đài Loan và có thể có ở Triều Tiên
Nguyên hoa (Daphne genkwa)
6. Dó bô lua (Thụy hương giấy - Daphne bholua)
Dó bô lua, danh pháp hai phần: Daphne bholua. Loài này mọc ở khu vực có độ cao 1.700-3.500 mét trên dãy Himalaya và các dãy núi lân cận, từ Nepal đến phía nam Trung Hoa. Tại khu vực thấp hơn nó là cây thường xanh ở các bìa rừng. Nó thường có chiều cao khoảng 2,5 mét, dù vài cá thể có thể cao 4 mét hoặc hơn.
Dó bô lua (Thụy hương giấy - Daphne bholua)
Phân bố
D. bholua phân bố ở dãy Hymalaya và các dãy núi liền kề, từ Nepal qua Bhutan, Bangladesh, Myanma và Việt Nam (tỉnh Lào Cai) và Tứ Xuyên cùng tây bắc Vân Nam. D. bohlua là một trng các loài thuộc chi Thụy hương được dùng trong ngành làm giấy truyền thống ở Nepal do đó trong tiếng Anh nó có tên gọi là "paper daphne" (thụy hương giấy). Dù vài bộ phận cây được cho là độc, vỏ và rễ được dùng trong y học cổ truyền Nepal để trị sốt.
Danh sách một số loài trong chi Thụy Hương
Daphne acutiloba: thụy hương cánh nhọn
Daphne alpina: thụy hương Alp
Daphne altaica: thụy hương Altai
Daphne altaica longilobata: thụy hương cánh dài
Daphne angustiloba: thụy hương hoa hẹp
Daphne arbuscula: thụy hương Muran
Daphne arisanensis: thụy hương A Lí Sơn, thụy hương Đài Loan
Daphne aurantiaca: thụy hương hoa chanh
Daphne axillaris: thụy hương dịch hoa
Daphne bholua: dó bô lua
Daphne blagayana: thụy hương Blagay
Daphne brevituba: thụy hương mạch ngắn
Daphne caucasica: thụy hương Kavkaz
Daphne championii: thụy hương lá nhỏ
Daphne cneorum: thụy hương hồng
Daphne composita: dó kép
Daphne depauperata: thụy hương ít hoa
Daphne emeiensis: thụy hương Nga Mi
Daphne erosiloba
Daphne esquirolii: thụy hương mạch trắng
Daphne feddei: thụy hương cánh ngắn
Daphne gemmata: thụy hương Tứ Xuyên
Daphne genkwa: nguyên hoa (ngư độc)
Daphne giraldii: thụy hương hoa vàng
Daphne glomerata: thụy hương Trankavkaz
Daphne gnidioides: thụy hương Hy Lạp
Daphne gnidium: thụy hương lá lanh
Daphne gracilis: tiểu oa oa bì
Daphne grueningiana: thụy hương lá noãn ngược
Daphne holosericea: thụy hương lông tơ
Daphne jasminea: thụy hương nhài
Daphne jinyuensis
Daphne kamtschatica thụy hương Kamchatka
Daphne kiusiana: thụy hương Nhật- Triều
Daphne kosaninii
Daphne laciniata: dực bính thụy hương
Daphne laureola: thụy hương nguyệt quế
Daphne leishanensis: thụy hương Lôi Sơn
Daphne limprichtii: thiết ngưu bì
Daphne longituba: thụy hương mạch dài
Daphne macrantha: thụy hương hoa lớn
Daphne malyana
Daphne mezereum: thụy hương Á-Âu
Daphne modesta: thụy hương lá nhỏ
Daphne mucronata: thụy hương Tây Á
Daphne myrtilloides: thụy hương ô phạn
Daphne odora: thụy hương, bồng lai tử, phong lưu thụ
Daphne odora atrocaulis: thụy hương lông
Daphne oleoides: ôliu đại kích
Daphne papyracea: thụy hương hoa trắng
Daphne pedunculata: thụy hương cành dài
Daphne penicillata: thụy hương Mân Giang
Daphne petraea
Daphne pontica: thụy hương Đức
Daphne pseudomezereum: thụy hương Nhật Bản
Daphne pseudomezereum jezoensis
Daphne purpurascens: thụy hương hoa tím
Daphne retusa: thụy hương lá lõm
Daphne rhynchocarpa: uế quả thụy hương
Daphne rodriguezii: thụy hương Rodriguez, thụy hương Tây Ban Nha
Daphne rosmarinifolia: thụy hương lá hương thảo, hoa thụy hương
Daphne sericea: thụy hương Estonia
Daphne sophia: thụy hương Ukraina
Daphne striata: thụy hương Austria
Daphne sureil: thụy hương Himalaya
Daphne tangutica: thụy hương Cam Túc
Daphne tenuiflora: thụy hương hoa nhỏ
Daphne tripartita: thụy hương Cửu Long
Daphne xichouensis: thụy hương Tây Trù
Daphne yunnanensis: thụy hương Vân Nam
Một số hình ảnh:
Daphne mezereum nở hoa
Thụy hương Austria (Daphne striata)
Một số loài Thụy Hương
1. Thụy hương(bồng lai tử - Daphne odora)
Thụy hương, còn gọi là bồng lai tử, phong lưu thụ, danh pháp hai phần: Daphne odora. Đây là loài cây bụi thường xanh. Nó hiếm khi ra quả, nhưng khi ra quả thì nó có quả màu đỏ sau khi nở hoa.
Thụy hương là cây bản địa Trung Quốc và Nhật Bản và mọc tốt nhất trên đất màu mỡ, đất hơi chua một chút, chứa nhiều nước. Loài cây này không sống lâu, chỉ từ 8-10 năm. Thụy hương khó ra rễ nên khó chiết cành, nó cũng dễ bị nhiễm virus.
Thụy hương (bồng lai tử)
2. Thụy hương hồng (Daphne cneorum)
Thụy hương hồng, danh pháp hai phần: Daphne cneorum, là một loài cây bụi mọc thấp được trồng vì có hoa màu hồng thơm. Tất cả các bộ phận của loài này đều độc đối với con người. Nó là loài thực vật châu Âu, có trong khu vực từ Alps tới Pyrénées. Loài này cũng phân bố khắp phía tây Canada.
Thụy hương hồng (Daphne cneorum)
3. Thụy hương lá lanh (Daphne gnidium)
Thụy hương lá lanh, danh pháp hai phần: Daphne gnidium. Thụy hương lá lanh có chứa chất độc mezerein và daphetoxin. Tất cả các bộ phận của cây đều được xem là độc tố cao.
Thụy hương lá lanh (Daphne gnidium)
4. Thụy hương Á-Âu (Daphne mezereum)
Thụy hương Á-Âu (Daphne mezereum) là một loài thuộc Chi Thụy hương trong họ Thymelaeaceae, bản địa phần lớn châu Âu và Tây Á, về phía bắc đến bắc Scandinavia và Nga. Loài cây này cao 1,5 mét, lá mềm dài 3–8 cm và rộng 1–2 cm. Hoa nở vào mùa xuân. Quả màu đỏ tươi có đường kính 7–12 mm và rất độc đối với con người dù một vài loài chim ăn quả này. Phân loài được công nhận là Daphne mezereum subsp. rechingeri.
Thụy hương Á - Âu (Daphne mezereum)
5. Nguyên hoa (Daphne genkwa)
Nguyên hoa, danh pháp hai phần: Daphne genkwa (Siebold & Zucc., 1840), là một loại cây bụi thường xanh và là một trong 50 thảo dược chính của Trung y. Tại Trung Quốc nó được gọi là 芫花 (yuán huā = nguyên hoa).
Phân bố
Sinh sống trong các khu rừng, các sườn núi có các cụm cây bụi ở độ cao 300-1.000 m tại An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quý Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Đài Loan và có thể có ở Triều Tiên
Nguyên hoa (Daphne genkwa)
6. Dó bô lua (Thụy hương giấy - Daphne bholua)
Dó bô lua, danh pháp hai phần: Daphne bholua. Loài này mọc ở khu vực có độ cao 1.700-3.500 mét trên dãy Himalaya và các dãy núi lân cận, từ Nepal đến phía nam Trung Hoa. Tại khu vực thấp hơn nó là cây thường xanh ở các bìa rừng. Nó thường có chiều cao khoảng 2,5 mét, dù vài cá thể có thể cao 4 mét hoặc hơn.
Dó bô lua (Thụy hương giấy - Daphne bholua)
Phân bố
D. bholua phân bố ở dãy Hymalaya và các dãy núi liền kề, từ Nepal qua Bhutan, Bangladesh, Myanma và Việt Nam (tỉnh Lào Cai) và Tứ Xuyên cùng tây bắc Vân Nam. D. bohlua là một trng các loài thuộc chi Thụy hương được dùng trong ngành làm giấy truyền thống ở Nepal do đó trong tiếng Anh nó có tên gọi là "paper daphne" (thụy hương giấy). Dù vài bộ phận cây được cho là độc, vỏ và rễ được dùng trong y học cổ truyền Nepal để trị sốt.
Danh sách một số loài trong chi Thụy Hương
Daphne acutiloba: thụy hương cánh nhọn
Daphne alpina: thụy hương Alp
Daphne altaica: thụy hương Altai
Daphne altaica longilobata: thụy hương cánh dài
Daphne angustiloba: thụy hương hoa hẹp
Daphne arbuscula: thụy hương Muran
Daphne arisanensis: thụy hương A Lí Sơn, thụy hương Đài Loan
Daphne aurantiaca: thụy hương hoa chanh
Daphne axillaris: thụy hương dịch hoa
Daphne bholua: dó bô lua
Daphne blagayana: thụy hương Blagay
Daphne brevituba: thụy hương mạch ngắn
Daphne caucasica: thụy hương Kavkaz
Daphne championii: thụy hương lá nhỏ
Daphne cneorum: thụy hương hồng
Daphne composita: dó kép
Daphne depauperata: thụy hương ít hoa
Daphne emeiensis: thụy hương Nga Mi
Daphne erosiloba
Daphne esquirolii: thụy hương mạch trắng
Daphne feddei: thụy hương cánh ngắn
Daphne gemmata: thụy hương Tứ Xuyên
Daphne genkwa: nguyên hoa (ngư độc)
Daphne giraldii: thụy hương hoa vàng
Daphne glomerata: thụy hương Trankavkaz
Daphne gnidioides: thụy hương Hy Lạp
Daphne gnidium: thụy hương lá lanh
Daphne gracilis: tiểu oa oa bì
Daphne grueningiana: thụy hương lá noãn ngược
Daphne holosericea: thụy hương lông tơ
Daphne jasminea: thụy hương nhài
Daphne jinyuensis
Daphne kamtschatica thụy hương Kamchatka
Daphne kiusiana: thụy hương Nhật- Triều
Daphne kosaninii
Daphne laciniata: dực bính thụy hương
Daphne laureola: thụy hương nguyệt quế
Daphne leishanensis: thụy hương Lôi Sơn
Daphne limprichtii: thiết ngưu bì
Daphne longituba: thụy hương mạch dài
Daphne macrantha: thụy hương hoa lớn
Daphne malyana
Daphne mezereum: thụy hương Á-Âu
Daphne modesta: thụy hương lá nhỏ
Daphne mucronata: thụy hương Tây Á
Daphne myrtilloides: thụy hương ô phạn
Daphne odora: thụy hương, bồng lai tử, phong lưu thụ
Daphne odora atrocaulis: thụy hương lông
Daphne oleoides: ôliu đại kích
Daphne papyracea: thụy hương hoa trắng
Daphne pedunculata: thụy hương cành dài
Daphne penicillata: thụy hương Mân Giang
Daphne petraea
Daphne pontica: thụy hương Đức
Daphne pseudomezereum: thụy hương Nhật Bản
Daphne pseudomezereum jezoensis
Daphne purpurascens: thụy hương hoa tím
Daphne retusa: thụy hương lá lõm
Daphne rhynchocarpa: uế quả thụy hương
Daphne rodriguezii: thụy hương Rodriguez, thụy hương Tây Ban Nha
Daphne rosmarinifolia: thụy hương lá hương thảo, hoa thụy hương
Daphne sericea: thụy hương Estonia
Daphne sophia: thụy hương Ukraina
Daphne striata: thụy hương Austria
Daphne sureil: thụy hương Himalaya
Daphne tangutica: thụy hương Cam Túc
Daphne tenuiflora: thụy hương hoa nhỏ
Daphne tripartita: thụy hương Cửu Long
Daphne xichouensis: thụy hương Tây Trù
Daphne yunnanensis: thụy hương Vân Nam
Một số hình ảnh:
Daphne mezereum nở hoa
Thụy hương Austria (Daphne striata)
Tags: Thụy hương,thụy hương hồng,bồng lai tử,phong lưu thụ,thụy hương lá lanh,thụy hương Á-Âu,nguyên hoa,dó bô lua,thụy hương giấy,chi Thụy hương,chi Dó,Daphne,Daphne cneorum,Daphne gnidium,Daphne mezereum,Daphne genkwa,Daphne bholua,tác dụng của thụy hương,cây thụy hương có chất độc,các loài thụy hương,họ Trầm,Thymelaeaceae
Xem thêm
Bình luận trên facebook