Cây bướm bạc - bướm trắng
Cây bướm bạc hay cây bướm trắng, cây hoa bướm, bươm bướm, ngọc diệp kim hoa, có tên khoa học: Mussaenda frondosa Linn hay Mussaenda pubescens Ait.f., thuộc họ Cà phê. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Bướm bạc là loài cây nhỏ, mọc thành bụi dày,cao 1 - 2m, cành nhánh nhiều, cành non có lông mịn. Lá nguyên, thuôn bầu dục, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông. Cụm hoa dạng tán nhỏ ở ngọn cành. Trong số 5 lá đài màu xanh có một lá đài có màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài là nét đặc trưng của cây bướm bạc. Hoa trung bình, màu vàng đậm, lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu mọng dày dạng trái xoan nhẵn. Trong quả có rất nhiều hạt nhỏ màu đen. Ra hoa kết quả vào mùa hè.
Cây bướm bạc thường được trồng làm cảnh nơi bãi cỏ rộng hay trong chậu lớn. Cây dễ dàng trồng bằng hạt hay ươm cành. Cây bướm trắng dễ chăm sóc và phát triển tốt.
Tác dụng trong y học của cây bướm bạc :
Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Các thầy thuốc thường dùng trị cảm mạo, ho, bạch đới, tê thấp, sổ mũi, say nắng; viêm khí quản, sưng amidan, viêm hầu họng; viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; chảy máu tử cung; rắn cắn; viêm mủ da; trị thấp chẩn ngoài da, giải độc lá ngón, dùng nước sắc bướm bạc rửa vết lở loét. Liều dùng 15-30g dược liệu khô hoặc 30-60g tươi.
Sau đây là một số bài thuốc từ cây bướm bạc :
- Chữa sổ mũi, say nắng: Thân bướm bạc 12g, lá ngũ trảo 10g, bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi để uống.
- Chữa kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày: Bướm bạc 40 - 80g sắc uống.
- Chữa tử cung xuất huyết: Rễ tươi bướm bạc 15g sắc uống hoặc nhai nuốt nước.
- Chữa trúng độc thức ăn: Lá bướm bạc tươi giã vắt nước uống.
- Chữa đau nhức các khớp tay chân do thấp nhiệt, khí hư bạch đới: Rễ bướm bạc 12 - 20g, lá lốt 10 - 12g, cỏ xước 10 - 12g, cành dâu 12 - 16g, mã đề 8g. Nấu với 650ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống trong 7 ngày.
- Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: Rễ bướm bạc 1 nắm sắc uống.
- Chữa mụt nhọt lở loét: Dùng 1 nắm lá bướm bạc (tươi) giã với ít muối đắp chỗ đau.
- Chữa ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: Lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.
- Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: Hoa bướm bạc 12 - 20g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g, cành, lá kim ngân hoa 12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống từ 5 - 7 ngày.
- Chữa say nắng: Bướm bạc 70-100g, nấu nước uống như trà.
Lưu ý: Bướm bạc có nhiều công dụng, tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ em (dưới 10 tuổi) không được dùng.
Cây bướm bạc thường được trồng làm cảnh nơi bãi cỏ rộng hay trong chậu lớn. Cây dễ dàng trồng bằng hạt hay ươm cành. Cây bướm trắng dễ chăm sóc và phát triển tốt.
Tác dụng trong y học của cây bướm bạc :
Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Các thầy thuốc thường dùng trị cảm mạo, ho, bạch đới, tê thấp, sổ mũi, say nắng; viêm khí quản, sưng amidan, viêm hầu họng; viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; chảy máu tử cung; rắn cắn; viêm mủ da; trị thấp chẩn ngoài da, giải độc lá ngón, dùng nước sắc bướm bạc rửa vết lở loét. Liều dùng 15-30g dược liệu khô hoặc 30-60g tươi.
Sau đây là một số bài thuốc từ cây bướm bạc :
- Chữa sổ mũi, say nắng: Thân bướm bạc 12g, lá ngũ trảo 10g, bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi để uống.
- Chữa kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày: Bướm bạc 40 - 80g sắc uống.
- Chữa tử cung xuất huyết: Rễ tươi bướm bạc 15g sắc uống hoặc nhai nuốt nước.
- Chữa trúng độc thức ăn: Lá bướm bạc tươi giã vắt nước uống.
- Chữa đau nhức các khớp tay chân do thấp nhiệt, khí hư bạch đới: Rễ bướm bạc 12 - 20g, lá lốt 10 - 12g, cỏ xước 10 - 12g, cành dâu 12 - 16g, mã đề 8g. Nấu với 650ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống trong 7 ngày.
- Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: Rễ bướm bạc 1 nắm sắc uống.
- Chữa mụt nhọt lở loét: Dùng 1 nắm lá bướm bạc (tươi) giã với ít muối đắp chỗ đau.
- Chữa ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: Lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.
- Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: Hoa bướm bạc 12 - 20g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g, cành, lá kim ngân hoa 12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống từ 5 - 7 ngày.
- Chữa say nắng: Bướm bạc 70-100g, nấu nước uống như trà.
Lưu ý: Bướm bạc có nhiều công dụng, tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ em (dưới 10 tuổi) không được dùng.
Xem thêm
Bình luận trên facebook