Cây đơn lá đỏ
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây đơn lá đỏ, còn có các tên gọi khác như đơn tía, đơn mặt trời, đơn tướng quân, cây lá liễu, liễu đỏ, liễu hai da, cây mặt quỷ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có thể trồng làm cảnh và làm thuốc.
Đặc điểm đơn lá đỏ :
Đơn lá đỏ là một loại cây nhỏ cao khoảng 0,7-1,5m, có cành nhỏ, gầy, dài, màu tía. Lá mọc đối hình trái xoan thuôn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn ngắn, dài 6-12cm, rộng 1,2-4cm; mặt trên lá màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa, cuống ngắn.
Cây đơn lá đỏ, đơn mặt trời
Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá ít có màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình mác thuôn dài hơn. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, bông hoa đực dài khoảng 2cm, bông hoa cái ngắn hơn.
Quả 3 mảnh, đường kính chừng 1cm; hạt hình cầu, màu nâu nhạt, đường kính 4mm.
Mùa hoa vào mùa hè, các tháng 4-5-6. Cây đơn đỏ có dáng đẹp, lá lại đỏ tía, nên nhiều người thích trồng làm cảnh trong sân nhà.
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta làm cây cảnh và lấy lá làm thuốc.
Lá và quả cây đơn lá đỏ
Trong y học :
"Đơn đỏ" là một cây thuốc Nam rất thông dụng, hầu như không bao giờ "vắng mặt" trên các gánh thuốc của các bà hàng lá ở Hà Nội.
Bộ phận dùng làm thuốc : Lá và cành non, có thể thu hái quanh năm. Một số địa phương còn dùng rễ, đào về sao vàng hay phơi khô, dùng với tác dụng như lá và cành non.
Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin, tanin.
Công năng : Thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.
Công dụng : Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Đơn đỏ là vị thuốc chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nhân dân, thường dùng để chữa mụn nhọt, mẩn nứa; có khi dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày. Ngày dùng 15-20g lá tươi, sao vàng, sắc uống.
Cây đơn lá đỏ, đơn mặt trời
Đơn thuốc có đơn lá đỏ dùng trong nhân dân :
- Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Dùng 20-30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc: Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía.
- Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày : Lá đơn đỏ sao vàng 15g, gừng nướng 1 miếng; nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml); chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm dân gian ở vùng Huế).
- Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ : Lá đơn tía tươi 20-30g, sao vàng, hạ thổ; cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400-500ml; chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵ: lá Đơn mặt trời 1 nắm sắc uống.
- Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Như vậy, khi bị dị ứng bạn có thể dùng 16-20g lá "đơn lá đỏ" sắc lấy nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Cũng có thể cho thêm kim ngân, ké đầu ngựa, vỏ núc nác - mỗi thứ 8-10g, cùng sắc uống.
Đơn lá đỏ là một loại cây nhỏ cao khoảng 0,7-1,5m, có cành nhỏ, gầy, dài, màu tía. Lá mọc đối hình trái xoan thuôn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn ngắn, dài 6-12cm, rộng 1,2-4cm; mặt trên lá màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa, cuống ngắn.
Cây đơn lá đỏ, đơn mặt trời
Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá ít có màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình mác thuôn dài hơn. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, bông hoa đực dài khoảng 2cm, bông hoa cái ngắn hơn.
Quả 3 mảnh, đường kính chừng 1cm; hạt hình cầu, màu nâu nhạt, đường kính 4mm.
Mùa hoa vào mùa hè, các tháng 4-5-6. Cây đơn đỏ có dáng đẹp, lá lại đỏ tía, nên nhiều người thích trồng làm cảnh trong sân nhà.
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta làm cây cảnh và lấy lá làm thuốc.
Lá và quả cây đơn lá đỏ
Trong y học :
"Đơn đỏ" là một cây thuốc Nam rất thông dụng, hầu như không bao giờ "vắng mặt" trên các gánh thuốc của các bà hàng lá ở Hà Nội.
Bộ phận dùng làm thuốc : Lá và cành non, có thể thu hái quanh năm. Một số địa phương còn dùng rễ, đào về sao vàng hay phơi khô, dùng với tác dụng như lá và cành non.
Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin, tanin.
Công năng : Thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.
Công dụng : Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Đơn đỏ là vị thuốc chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nhân dân, thường dùng để chữa mụn nhọt, mẩn nứa; có khi dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày. Ngày dùng 15-20g lá tươi, sao vàng, sắc uống.
Cây đơn lá đỏ, đơn mặt trời
Đơn thuốc có đơn lá đỏ dùng trong nhân dân :
- Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Dùng 20-30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc: Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía.
- Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày : Lá đơn đỏ sao vàng 15g, gừng nướng 1 miếng; nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml); chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm dân gian ở vùng Huế).
- Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ : Lá đơn tía tươi 20-30g, sao vàng, hạ thổ; cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400-500ml; chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵ: lá Đơn mặt trời 1 nắm sắc uống.
- Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Như vậy, khi bị dị ứng bạn có thể dùng 16-20g lá "đơn lá đỏ" sắc lấy nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Cũng có thể cho thêm kim ngân, ké đầu ngựa, vỏ núc nác - mỗi thứ 8-10g, cùng sắc uống.
Xem thêm
Bình luận trên facebook