Cây Vối
Cây Vối có danh pháp khoa học hai phần: Cleistocalyx nervosum, là một loài cây thân gỗ trong họ Đào kim nương (Myrtaceae).
Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn.
Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm.
Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7.
Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím.
Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Lá vối
Quả vối chín
Trong dân gian phân biệt vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường gọi là "vối kê" hay "vối nếp". Loại thứ hai lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là "vối tẻ". Lại cũng có nơi phân biệt vối trâu và vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn vối quế lá dày, nhỏ.
Nụ vối
Phân bố
Khu vực phân bố: Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam của Trung Quốc, Bangladesh; Ấn Độ, Myanma, Campuchia; Lào; Thái Lan; Việt Nam, các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của Indonesia; Malaysia; Philippines và Lãnh thổ Bắc Úc của Úc.
Hoa vối
Công dụng
Tại Việt Nam, cây vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm nước vối.
Tác dụng trong y học
Trong dân gian, cây vối được người dân dùng làm trà uống giải khát. Đặc biệt lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều chứa dược tính nên có tác dụng chữa nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết.
Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo… Tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ…
Nụ vối và lá vối: Giải khát, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chống đầy bụng, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa…
Vỏ cây vối: Chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng…
Rễ cây vối: Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây vối :
- Trị bệnh tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
- Giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10 g thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày. Lưu ý sử dụng thường xuyên, lâu dài thuốc sẽ có tác dụng.
- Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 - 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
- Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
- Chữa viêm đại tràng mạn tính: 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
- Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Cách sử dụng
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái, thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.
Cây vối trồng trong chậu làm cây cảnh
Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm.
Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7.
Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím.
Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Lá vối
Quả vối chín
Trong dân gian phân biệt vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường gọi là "vối kê" hay "vối nếp". Loại thứ hai lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là "vối tẻ". Lại cũng có nơi phân biệt vối trâu và vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn vối quế lá dày, nhỏ.
Nụ vối
Phân bố
Khu vực phân bố: Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam của Trung Quốc, Bangladesh; Ấn Độ, Myanma, Campuchia; Lào; Thái Lan; Việt Nam, các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của Indonesia; Malaysia; Philippines và Lãnh thổ Bắc Úc của Úc.
Hoa vối
Công dụng
Tại Việt Nam, cây vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm nước vối.
Tác dụng trong y học
Trong dân gian, cây vối được người dân dùng làm trà uống giải khát. Đặc biệt lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều chứa dược tính nên có tác dụng chữa nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết.
Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo… Tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ…
Nụ vối và lá vối: Giải khát, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chống đầy bụng, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa…
Vỏ cây vối: Chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng…
Rễ cây vối: Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây vối :
- Trị bệnh tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
- Giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10 g thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày. Lưu ý sử dụng thường xuyên, lâu dài thuốc sẽ có tác dụng.
- Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 - 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
- Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
- Chữa viêm đại tràng mạn tính: 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
- Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Cách sử dụng
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái, thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.
Cây vối trồng trong chậu làm cây cảnh
Xem thêm
Bình luận trên facebook