Xương rồng ngọc lân
Xương rồng ngọc lân, còn gọi là Xương rồng rào, Xương rồng ta, tên khoa học là Euphorbia neriifolia, là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích ( họ Thầu dầu ) Euphorbiaceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cây có tác dụng làm cảnh và làm thuốc.
Xương rồng ngọc lân là cây nhỡ, cao 5 - 6 m, nhánh có 5 cạnh. Lá ở các ngọn nhánh, hình trái xoan ngược thuôn, hơi nạc, nguyên, chóp tròn, thon đầu lại thành cuống rộng, có lá kèm thành gai, xếp 2 cái một ở các đệm. Cụm hoa thành xim nhỏ bên, ở ngọn các nhánh.
Xương rồng ngọc lân
Nơi sống và thu hái :
Gốc ở vùng cao của cao nguyên Decan (Ấn Độ), được trồng ở hầu khắp các vùng nóng như là cây cảnh.
Ở nước ta, cây được trồng khá phổ biến. Cây trồng làm cây cảnh , và ngoài ra có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi trong việc làm thuốc chữa bệnh.
Xương rồng ngọc lân
Trong y học :
Bộ phận dùng : Nhựa mủ, thân, cành và lá - Latex, Caulis, Ramulus et Folium Euphorbiae Neriifoliae.
Tính vị, tác dụng : Dịch nhựa của cây có tác dụng xổ, gây sung huyết da và làm long đờm. Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống co thắt.
Xương rồng ngọc lân
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc và một số suy sụp của da. Rễ cây được dùng trị bò cạp đốt, rắn cắn và dùng để duốc cá.
Ở Indonesia, nhựa dùng làm thuốc tẩy, lợi tiểu, dùng trị giun và hen suyễn.
Ở Malaysia, nhựa cây dùng với gạo trị ho. Dịch lá là thuốc đặc biệt trị bệnh đau tai. Lá dùng để duốc cá.
Kinh nghiệm dân gian dùng chữa đau thấp khớp, buốt dọc theo xương sống như kiến bò. Dùng thân cây, cạo bỏ vỏ xanh, rửa sạch, bổ đôi, bỏ ruột lõi. Thái nhỏ, phơi khô nấu nước uống hoặc ninh thịt gà lấy nước ăn. Rễ làm thuốc bổ dạ dày.
Cũng dùng trị suyễn và viêm cổ họng : Lấy một nhúm lá già với tí phèn chua, đem phơi sương 1/2 giờ rồi ăn cả xác lẫn nước.
Xương rồng ngọc lân
Xương rồng ngọc lân
Nơi sống và thu hái :
Gốc ở vùng cao của cao nguyên Decan (Ấn Độ), được trồng ở hầu khắp các vùng nóng như là cây cảnh.
Ở nước ta, cây được trồng khá phổ biến. Cây trồng làm cây cảnh , và ngoài ra có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi trong việc làm thuốc chữa bệnh.
Xương rồng ngọc lân
Trong y học :
Bộ phận dùng : Nhựa mủ, thân, cành và lá - Latex, Caulis, Ramulus et Folium Euphorbiae Neriifoliae.
Tính vị, tác dụng : Dịch nhựa của cây có tác dụng xổ, gây sung huyết da và làm long đờm. Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống co thắt.
Xương rồng ngọc lân
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc và một số suy sụp của da. Rễ cây được dùng trị bò cạp đốt, rắn cắn và dùng để duốc cá.
Ở Indonesia, nhựa dùng làm thuốc tẩy, lợi tiểu, dùng trị giun và hen suyễn.
Ở Malaysia, nhựa cây dùng với gạo trị ho. Dịch lá là thuốc đặc biệt trị bệnh đau tai. Lá dùng để duốc cá.
Kinh nghiệm dân gian dùng chữa đau thấp khớp, buốt dọc theo xương sống như kiến bò. Dùng thân cây, cạo bỏ vỏ xanh, rửa sạch, bổ đôi, bỏ ruột lõi. Thái nhỏ, phơi khô nấu nước uống hoặc ninh thịt gà lấy nước ăn. Rễ làm thuốc bổ dạ dày.
Cũng dùng trị suyễn và viêm cổ họng : Lấy một nhúm lá già với tí phèn chua, đem phơi sương 1/2 giờ rồi ăn cả xác lẫn nước.
Xương rồng ngọc lân
Xem thêm
Bình luận trên facebook