Cây Thị
Nhóm cây : | Cây ngoại thất, Cây ăn quả |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây Thị có danh pháp khoa học là Diospyros decandra, là một loại cây ăn quả. Cây thị là loài cây nhỏ, cao khoảng 5–6 m. Lá cây dài 6–8 cm, rộng 3–4 cm, ngọn lá nhọn mũi. Hoa sắc trắng, mọc thành chùm. Cuống hoa chia thành 3-6 múi.
Cây Thị là cây ăn quả, quả thị dáng tròn, sắc vàng, mọng nước, to khoảng 3–6 cm, thường chia thành 6-8 "múi". Cuống hoa dính sát vào quả. Quả thị có tiếng là thơm, được chuộng tại Việt Nam. Người ta còn đan cái giỏ nhỏ chỉ vừa để đựng quả thị rồi treo lên trong nhà để thưởng thức hương thị.
Quả Thị chín
Quả thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút).
Quả Thị
Quả thị chín vào cuối mùa hè đến hết mùa thu. Mùi hương quả thị dịu nhẹ nhưng "không thể giấu được". Ở các vùng quê, những người nấu rượu gạo rất kị mùi hương quả thị, nếu để quả thị trong nhà thì cả mẻ rượu sẽ bị hỏng.
Cây Thị ngoài tác dụng trồng làm cây ăn quả, thì có thể trồng làm cảnh.
Cây Thị trồng làm cảnh
Ở Nghệ An - Việt Nam, hiện có 5 cây thị cổ thụ trên 700 năm tuổi, đã được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam".
Với tuổi thọ gần 700 năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, 5 cây thị cổ ở xã Nghi Thịnh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được công nhận là "Cây di sản Việt Nam".
5 cây thị cổ này thuộc sở hữu của ông Lê Văn Thưởng, 5 cây thị cổ từng được trả giá 7 tỷ đồng, nhưng ông Lê Văn Thưởng khẳng định sẽ không bán với bất cứ giá nào.
Một số hình ảnh về Cây Thị di sản Việt Nam ở Nghệ An :
Hằng ngày, dưới mỗi gốc những cây thị cổ có hàng trăm quả thị chín rụng xuống, vàng rộm cả một góc vườn.
Vào mùa thị, các cành cây đều trĩu quả, tỏa hương thơm ngào ngạt khắp làng.
Quả của cây thị lớn nhất trong số 5 cây cổ có trọng lượng đến gần một kg.
Gốc những cây thị sần sùi, vỏ mốc trắng.
Trên mỗi cây thị có rất nhiều hốc rỗng.
Phía dưới gốc các cây thị đều bị khoét rỗng từ thời chiến tranh để làm bếp nấu và hầm tránh bom.
Phía trong những hốc cây thị đều bị đốt cháy đen vì khói bếp.
Mỗi cây có một tư thế khác nhau nhưng cây nào cũng có nhiều cành, nhiều u sần sùi.
Nhiều rễ nổi trên mặt đất được những lớp rêu xanh bao bọc, chạy khắp các góc vườn.
Trên thân cây thị có rất nhiều loài tầm gửi sinh sống trong đó có cả hoa phong lan.
Những cành thị lớn mọc trên các gốc cây khổng lồ vươn lên che bóng khắp khu vườn.
Trận bão năm 2010 khiến một số cành thị bị gãy…
Nhưng ngay dưới cành bị gãy và hốc cây sần sùi là những chồi thị non đang mọc.
Hiện nay, cả nước có 106 cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản Việt Nam. Trong đó, thành phố Hà Nội có số lượng cây cổ được công nhận nhiều nhất gồm cây sanh ở đình Nhật Tân (phường Nhật Tân), cây đa trước cổng chùa Khai Nguyên, cây thị ở đình Quán La (phường Xuân La - Tây Hồ), cây si ở phủ Tây Hồ cùng với cây đa cổ thụ xóm Quýt xã Yên Bài và cây lộc vừng 2 thân ở xã Châu Sơn (huyện Ba Vì). Những cây này có tuổi từ 250 đến 1.000 năm, có rất nhiều gốc, cành và tán lá đẹp, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
Trong văn hóa Việt Nam :
Quả thị có mặt trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam : Tấm Cám.
Thành ngữ: Ngậm hạt thị (ngậm hột thị), miệng ngậm hạt thị hoặc miệng câm như ngậm hạt thị.
Thơ:
Mùa thị ở Thủy Nguyên (Tác giả: Phạm Doanh).
Quả Thị chín
Quả thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút).
Quả Thị
Quả thị chín vào cuối mùa hè đến hết mùa thu. Mùi hương quả thị dịu nhẹ nhưng "không thể giấu được". Ở các vùng quê, những người nấu rượu gạo rất kị mùi hương quả thị, nếu để quả thị trong nhà thì cả mẻ rượu sẽ bị hỏng.
Cây Thị ngoài tác dụng trồng làm cây ăn quả, thì có thể trồng làm cảnh.
Cây Thị trồng làm cảnh
Ở Nghệ An - Việt Nam, hiện có 5 cây thị cổ thụ trên 700 năm tuổi, đã được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam".
Với tuổi thọ gần 700 năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, 5 cây thị cổ ở xã Nghi Thịnh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được công nhận là "Cây di sản Việt Nam".
5 cây thị cổ này thuộc sở hữu của ông Lê Văn Thưởng, 5 cây thị cổ từng được trả giá 7 tỷ đồng, nhưng ông Lê Văn Thưởng khẳng định sẽ không bán với bất cứ giá nào.
Một số hình ảnh về Cây Thị di sản Việt Nam ở Nghệ An :
Hằng ngày, dưới mỗi gốc những cây thị cổ có hàng trăm quả thị chín rụng xuống, vàng rộm cả một góc vườn.
Vào mùa thị, các cành cây đều trĩu quả, tỏa hương thơm ngào ngạt khắp làng.
Quả của cây thị lớn nhất trong số 5 cây cổ có trọng lượng đến gần một kg.
Gốc những cây thị sần sùi, vỏ mốc trắng.
Trên mỗi cây thị có rất nhiều hốc rỗng.
Phía dưới gốc các cây thị đều bị khoét rỗng từ thời chiến tranh để làm bếp nấu và hầm tránh bom.
Phía trong những hốc cây thị đều bị đốt cháy đen vì khói bếp.
Mỗi cây có một tư thế khác nhau nhưng cây nào cũng có nhiều cành, nhiều u sần sùi.
Nhiều rễ nổi trên mặt đất được những lớp rêu xanh bao bọc, chạy khắp các góc vườn.
Trên thân cây thị có rất nhiều loài tầm gửi sinh sống trong đó có cả hoa phong lan.
Những cành thị lớn mọc trên các gốc cây khổng lồ vươn lên che bóng khắp khu vườn.
Trận bão năm 2010 khiến một số cành thị bị gãy…
Nhưng ngay dưới cành bị gãy và hốc cây sần sùi là những chồi thị non đang mọc.
Hiện nay, cả nước có 106 cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản Việt Nam. Trong đó, thành phố Hà Nội có số lượng cây cổ được công nhận nhiều nhất gồm cây sanh ở đình Nhật Tân (phường Nhật Tân), cây đa trước cổng chùa Khai Nguyên, cây thị ở đình Quán La (phường Xuân La - Tây Hồ), cây si ở phủ Tây Hồ cùng với cây đa cổ thụ xóm Quýt xã Yên Bài và cây lộc vừng 2 thân ở xã Châu Sơn (huyện Ba Vì). Những cây này có tuổi từ 250 đến 1.000 năm, có rất nhiều gốc, cành và tán lá đẹp, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
Trong văn hóa Việt Nam :
Quả thị có mặt trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam : Tấm Cám.
Thành ngữ: Ngậm hạt thị (ngậm hột thị), miệng ngậm hạt thị hoặc miệng câm như ngậm hạt thị.
Thơ:
Mùa thị ở Thủy Nguyên (Tác giả: Phạm Doanh).
Xem thêm
Bình luận trên facebook