Cây Xoài
Nhóm cây : | Cây ăn quả |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây xoài, tên tiếng Anh là Mango, thuộc Chi Xoài (danh pháp khoa học: Mangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacadiaceae) còn có tên gọi là quả sài, là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới.
Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh theo các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực này có niên đại khoảng 25 tới 30 triệu năm trước. Trong kinh Vệ Đà có chỉ dẫn tới xoài như là "thức ăn của các vị thần".
Tên gọi khoa học của chi này (mangifera) có nguồn gốc từ manga trong tiếng Malayalam, và được những người Bồ Đào Nha phổ biến sau khi họ thám hiểm Ấn Độ, vì thế mà
có từ manga trong tiếng Bồ Đào Nha.
Quả xoài
Một loại xoài ghép
Xoài có rất nhiều loài :
Mangifera altissima, Mangifera applanata, Mangifera caesia, Mangifera camptosperma: Xoài bui, Mangifera cambodiana: Xoài cơm (xoài voi), Mangifera casturi, Mangifera cochinchinensis: Xoài nụt, xoài nứt, Mangifera decandra, Mangifera dongnaiensis: Xoài Đồng Nai, Mangifera duperreana: Quéo, xoài lửa, mo ho, Mangifera flava: Xoài vàng, Mangifera foetida: Xoài hôi, xoài cà lăm, muỗm, Mangifera gedebe, Mangifera griffithii, Mangifera indica: Xoài tượng, xoài, Mangifera kemanga, Mangifera laurina, Mangifera longipes: Xoài cọng dài, xoài núi, Mangifera macrocarpa, Mangifera mekongensis: Xoài thanh ca, Mangifera minutifolia: Xoài lá nhỏ, xoài rừng, Mangifera odorata: Xoài thơm, Mangifera pajang, Mangifera pentandra, Mangifera persiciformis, Mangifera reba: Quéo, Mangifera quadrifida, Mangifera siamensis, Mangifera similis, Mangifera swintonioides, Mangifera sylvatica, Mangifera torquenda, Mangifera zeylanica.
Quả xoài
Chủng loại
Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có nguồn gốc từ Philippines và Đông Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường. Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ và kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận.
Hoa xoài
Nơi trồng ở Việt Nam
Xoài được trồng nhiều ở Yên Châu (Sơn La),Sông Mã (Sơn La-có loài Xoài Trứng quả nhỏ ăn rất ngon), Bến Tre, Hòa Lộc, Cam Ranh. Năm 2007, sản lượng xoài trên cả nước đạt 409.300 tấn, trong đó: Tiền Giang 79.000 tấn, Vĩnh Long 46.200 tấn, Đồng Nai 43.400 tấn, Khánh Hòa 28.400 tấn, Trà Vinh 21.400 tấn, Hậu Giang 20.500 tấn, Bến Tre 15.400 tấn, Tây Ninh 15.000 tấn, Kiên Giang 14.700 tấn, Bình Thuận 13.400 tấn, Thành phố Hồ Chí Minh 13.300 tấn, Sơn La 11.200 tấn.
Hoa xoài
Lợi ích
Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.
Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.
Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị.
Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philippines.
Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.
Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.
Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.
Cây xoài
Tên gọi khoa học của chi này (mangifera) có nguồn gốc từ manga trong tiếng Malayalam, và được những người Bồ Đào Nha phổ biến sau khi họ thám hiểm Ấn Độ, vì thế mà
có từ manga trong tiếng Bồ Đào Nha.
Quả xoài
Một loại xoài ghép
Xoài có rất nhiều loài :
Mangifera altissima, Mangifera applanata, Mangifera caesia, Mangifera camptosperma: Xoài bui, Mangifera cambodiana: Xoài cơm (xoài voi), Mangifera casturi, Mangifera cochinchinensis: Xoài nụt, xoài nứt, Mangifera decandra, Mangifera dongnaiensis: Xoài Đồng Nai, Mangifera duperreana: Quéo, xoài lửa, mo ho, Mangifera flava: Xoài vàng, Mangifera foetida: Xoài hôi, xoài cà lăm, muỗm, Mangifera gedebe, Mangifera griffithii, Mangifera indica: Xoài tượng, xoài, Mangifera kemanga, Mangifera laurina, Mangifera longipes: Xoài cọng dài, xoài núi, Mangifera macrocarpa, Mangifera mekongensis: Xoài thanh ca, Mangifera minutifolia: Xoài lá nhỏ, xoài rừng, Mangifera odorata: Xoài thơm, Mangifera pajang, Mangifera pentandra, Mangifera persiciformis, Mangifera reba: Quéo, Mangifera quadrifida, Mangifera siamensis, Mangifera similis, Mangifera swintonioides, Mangifera sylvatica, Mangifera torquenda, Mangifera zeylanica.
Quả xoài
Chủng loại
Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có nguồn gốc từ Philippines và Đông Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường. Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ và kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận.
Hoa xoài
Nơi trồng ở Việt Nam
Xoài được trồng nhiều ở Yên Châu (Sơn La),Sông Mã (Sơn La-có loài Xoài Trứng quả nhỏ ăn rất ngon), Bến Tre, Hòa Lộc, Cam Ranh. Năm 2007, sản lượng xoài trên cả nước đạt 409.300 tấn, trong đó: Tiền Giang 79.000 tấn, Vĩnh Long 46.200 tấn, Đồng Nai 43.400 tấn, Khánh Hòa 28.400 tấn, Trà Vinh 21.400 tấn, Hậu Giang 20.500 tấn, Bến Tre 15.400 tấn, Tây Ninh 15.000 tấn, Kiên Giang 14.700 tấn, Bình Thuận 13.400 tấn, Thành phố Hồ Chí Minh 13.300 tấn, Sơn La 11.200 tấn.
Hoa xoài
Lợi ích
Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.
Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.
Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị.
Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philippines.
Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.
Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.
Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.
Cây xoài
Xem thêm
Bình luận trên facebook