Hoa lưu ly
Chi Lưu ly là tên gọi của một chi thực vật có danh pháp khoa học là Myosotis trong một họ thực vật có hoa là họ Mồ hôi (Boraginaceae - lấy theo tên cây mồ hôi Borago officinalis), tuy nhiên trong các văn bản về thực vật bằng tiếng Việt gọi nó là họ Vòi voi nhiều hơn, lấy theo tên loài vòi voi là Heliotropium indicum).
Tên gọi khoa học của chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là "tai chuột", theo hình dáng lá.
Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam-tím, nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.
Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.
Các loài lưu ly bị ấu trùng của một số lài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại, như Xestia c-nigrum.
Các loài lưu ly khá phổ biến ở nhiều nơi. Phần lớn các loài là đặc hữu của New Zealand, mặc dù một hoặc hai loài có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là loài lưu ly rừng (Myosotis sylvatica) đã được đưa vào nhiều khu vực ôn đới của châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Loài lưu ly đầm lầy (Myosotis scorpioides) còn được gọi là cỏ bò cạp.
Hoa lưu ly là hoa biểu tượng của bang Alaska. Nó cũng là hoa chính thức của liên đoàn các bà xơ Alpha Phi (ΑΦ) và hiệp hội Alpha Phi Omega (ΑΦΩ).
Trong một số ngôn ngữ, tên gọi của hoa lưu ly có nghĩa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp cổ là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532. Nhiều ngôn ngữ châu Âu và ngoài châu Âu khác cũng vay mượn cái tên này, chẳng hạn tiếng Đức "vergissmeinnicht", tiếng Ba Lan "niezapominajki", tiếng Đan Mạch "forglem-mig-ej", tiếng Hà Lan "vergeet-mij-nietje", Esperanto "neforgesumino", tiếng Triều Tiên "물망초" (勿忘草, mul mang cho), tiếng Nhật "wasurenagusa", tiếng Hêbrơ "זכריני" (Zichrini), tiếng Ba Tư (Farsi) "فراموشم مکن" (farâmusham makon), v.v.
Theo truyền thuyết của Đức, khi Chúa trời đặt tên cho các loài cây thì một loài cây bé nhỏ chưa có tên khóc lóc: "Ôi lạy Đức Chúa, xin đừng quên con", và Chúa trời đáp lại: "Đó sẽ là tên của ngươi". Vào thế kỷ 15 ở Đức, người ta cho rằng những người mang theo hoa này sẽ không bao giờ bị người tình quên lãng.
Truyền thuyết nói rằng trong thời Trung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc theo bờ sông. Chàng hiệp sĩ cố nhổ một cụm hoa, nhưng do bộ áo giáp nặng nề nên đã bị rơi xuống nước. Khi bị chìm xuống, anh ta đã ném bó hoa cho tình nhân của mình và kêu lên "xin đừng quên anh". Vì thế loài hoa này gắn liền với chuyện tình lãng mạn và định mệnh bi thảm. Nó thường được các cô gái mang theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và tình yêu vĩnh cửu.
Vua Henry IV đã chọn loài hoa này làm biểu tượng trong thời gian ông tha hương năm 1398 và tiếp tục chọn làm biểu tượng của mình khi trở về Anh vào năm sau đó.
Truyền thuyết hoa Lưu ly:
Có một truyền thuyết rất thuyết phục của người Đức giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa: Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Cô gái trông thấy một đám hoa màu xanh đang trôi xuôi theo dòng sông: "Em muốn có đóa hoa xinh đẹp đó!", cô gái la lên. Ngay tức khắc, người tình dũng cảm của cô phóng mình xuống dòng sông và vớt lấy đám hoa trôi. Nhưng hỡi ơi, do bị vướng víu bởi sức nặng của bộ áo giáp hiệp sĩ, anh ta đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trợt dù đã cố gắng hết sức, cảm thấy mình đang nhanh chóng bị chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng những hơi thở tàn cuối cùng của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : "Xin đừng quên nhau!".
Lại có câu chuyện khác cũng nói về hoa Lưu ly. Chuyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô choài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Được gắn liền với một bi kịch lãng mạn như vậy nên không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều vần thơ ca tụng loài hoa màu xanh thiên đường bé nhỏ này.
Hoa lưu ly
Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam-tím, nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.
Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.
Các loài lưu ly bị ấu trùng của một số lài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại, như Xestia c-nigrum.
Các loài lưu ly khá phổ biến ở nhiều nơi. Phần lớn các loài là đặc hữu của New Zealand, mặc dù một hoặc hai loài có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là loài lưu ly rừng (Myosotis sylvatica) đã được đưa vào nhiều khu vực ôn đới của châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Loài lưu ly đầm lầy (Myosotis scorpioides) còn được gọi là cỏ bò cạp.
Hoa lưu ly là hoa biểu tượng của bang Alaska. Nó cũng là hoa chính thức của liên đoàn các bà xơ Alpha Phi (ΑΦ) và hiệp hội Alpha Phi Omega (ΑΦΩ).
Trong một số ngôn ngữ, tên gọi của hoa lưu ly có nghĩa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp cổ là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532. Nhiều ngôn ngữ châu Âu và ngoài châu Âu khác cũng vay mượn cái tên này, chẳng hạn tiếng Đức "vergissmeinnicht", tiếng Ba Lan "niezapominajki", tiếng Đan Mạch "forglem-mig-ej", tiếng Hà Lan "vergeet-mij-nietje", Esperanto "neforgesumino", tiếng Triều Tiên "물망초" (勿忘草, mul mang cho), tiếng Nhật "wasurenagusa", tiếng Hêbrơ "זכריני" (Zichrini), tiếng Ba Tư (Farsi) "فراموشم مکن" (farâmusham makon), v.v.
Theo truyền thuyết của Đức, khi Chúa trời đặt tên cho các loài cây thì một loài cây bé nhỏ chưa có tên khóc lóc: "Ôi lạy Đức Chúa, xin đừng quên con", và Chúa trời đáp lại: "Đó sẽ là tên của ngươi". Vào thế kỷ 15 ở Đức, người ta cho rằng những người mang theo hoa này sẽ không bao giờ bị người tình quên lãng.
Truyền thuyết nói rằng trong thời Trung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc theo bờ sông. Chàng hiệp sĩ cố nhổ một cụm hoa, nhưng do bộ áo giáp nặng nề nên đã bị rơi xuống nước. Khi bị chìm xuống, anh ta đã ném bó hoa cho tình nhân của mình và kêu lên "xin đừng quên anh". Vì thế loài hoa này gắn liền với chuyện tình lãng mạn và định mệnh bi thảm. Nó thường được các cô gái mang theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và tình yêu vĩnh cửu.
Vua Henry IV đã chọn loài hoa này làm biểu tượng trong thời gian ông tha hương năm 1398 và tiếp tục chọn làm biểu tượng của mình khi trở về Anh vào năm sau đó.
Truyền thuyết hoa Lưu ly:
Có một truyền thuyết rất thuyết phục của người Đức giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa: Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Cô gái trông thấy một đám hoa màu xanh đang trôi xuôi theo dòng sông: "Em muốn có đóa hoa xinh đẹp đó!", cô gái la lên. Ngay tức khắc, người tình dũng cảm của cô phóng mình xuống dòng sông và vớt lấy đám hoa trôi. Nhưng hỡi ơi, do bị vướng víu bởi sức nặng của bộ áo giáp hiệp sĩ, anh ta đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trợt dù đã cố gắng hết sức, cảm thấy mình đang nhanh chóng bị chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng những hơi thở tàn cuối cùng của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : "Xin đừng quên nhau!".
Lại có câu chuyện khác cũng nói về hoa Lưu ly. Chuyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô choài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Được gắn liền với một bi kịch lãng mạn như vậy nên không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều vần thơ ca tụng loài hoa màu xanh thiên đường bé nhỏ này.
Hoa lưu ly
Xem thêm
Bình luận trên facebook