Hoa cát cánh
Cát cánh hay kết cánh (danh pháp hai phần: Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus, đồng nghĩa: P. autumnale, P. chinense, P.sinensis) là một loài thực vật có hoa sống lâu năm thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) và có lẽ là loài duy nhất trong chi Platycodon.
Hoa cát cánh có nguồn gốc tại khu vực đông bắc châu Á (Trung Quốc, Đông Siberi, Triều Tiên và Nhật Bản) với các hoa lớn màu xanh lam, mặc dù các thứ (biến chủng) có hoa màu trắng hay hồng cũng được trồng.
Rễ cát cánh (radix platycodi) được sử dụng trong y học cổ truyền khu vực châu Á để làm chất kháng viêm để điều trị các chứng ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng, trừ đờm và chống cảm lạnh. Rễ của nó chứa nhiều saponin. Các thành phần có thể tách ra bằng thủy phân: platycodigenin (saponin chính), một lượng nhỏ các axít như axít polygalacic, axít platycogenic A, axít platycogenic BC, axít platycogenic C. Từ các saponin thì các chất sau có thể được tách ra: prosapogenin, 3-O-β-glucoza, platycodozit C, platycogenin-3-O-β-glucozit platycodigenin, glucoza, xyloza, platycidin, platycodinin, betulin, v.v
Tại Triều Tiên, loài cây này được gọi là doraji (도라지- có thể dịch thành hoa chuông) và rễ của nó, hoặc là khô hay dưới dạng tươi, là thành phần phổ biến trong các món xà lách và trong các kiểu chế biến thảo mộc truyền thống. Tuy nhiên, cát cánh và hoa chuông Triều Tiên thật sự (Campanula takesimana) là các loài khác nhau.
Loài cây này cũng được trồng làm cây cảnh khá phổ biến ở một số khu vực khác. Theo phân loại về độ chịu lạnh cho thực vật của USDA Hoa Kỳ thì nó ở khu vực 3 và cần ít sự chăm sóc.
Ý nghĩa :
Cát cánh là một trong những loài hoa dại cứng cỏi nhất, chúng thường trở lại một cách thủy chung năm này qua năm khác, và chắc hẳn chúng mang ý nghĩa của sự bền bỉ là do khả năng tồn tại dẻo dai, bền vững một khi đã được trồng trong khu vườn của chúng ta. Loài hoa dại này phủ tấm thảm xanh biếc lên những cánh rừng vào mỗi độ tháng Năm. Song, chúng sẵn sàng khước từ khi bị chiếm đoạt : những đóa hoa hình quả chuông lay động sẽ nhanh chóng rũ xuống một khi bị hái.
Hoa cát cánh mang ý nghĩa sự khiêm tốn - Lòng thủy chung, kiên định, trung thành, không thay đổi.
Rễ cát cánh (radix platycodi) được sử dụng trong y học cổ truyền khu vực châu Á để làm chất kháng viêm để điều trị các chứng ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng, trừ đờm và chống cảm lạnh. Rễ của nó chứa nhiều saponin. Các thành phần có thể tách ra bằng thủy phân: platycodigenin (saponin chính), một lượng nhỏ các axít như axít polygalacic, axít platycogenic A, axít platycogenic BC, axít platycogenic C. Từ các saponin thì các chất sau có thể được tách ra: prosapogenin, 3-O-β-glucoza, platycodozit C, platycogenin-3-O-β-glucozit platycodigenin, glucoza, xyloza, platycidin, platycodinin, betulin, v.v
Tại Triều Tiên, loài cây này được gọi là doraji (도라지- có thể dịch thành hoa chuông) và rễ của nó, hoặc là khô hay dưới dạng tươi, là thành phần phổ biến trong các món xà lách và trong các kiểu chế biến thảo mộc truyền thống. Tuy nhiên, cát cánh và hoa chuông Triều Tiên thật sự (Campanula takesimana) là các loài khác nhau.
Loài cây này cũng được trồng làm cây cảnh khá phổ biến ở một số khu vực khác. Theo phân loại về độ chịu lạnh cho thực vật của USDA Hoa Kỳ thì nó ở khu vực 3 và cần ít sự chăm sóc.
Ý nghĩa :
Cát cánh là một trong những loài hoa dại cứng cỏi nhất, chúng thường trở lại một cách thủy chung năm này qua năm khác, và chắc hẳn chúng mang ý nghĩa của sự bền bỉ là do khả năng tồn tại dẻo dai, bền vững một khi đã được trồng trong khu vườn của chúng ta. Loài hoa dại này phủ tấm thảm xanh biếc lên những cánh rừng vào mỗi độ tháng Năm. Song, chúng sẵn sàng khước từ khi bị chiếm đoạt : những đóa hoa hình quả chuông lay động sẽ nhanh chóng rũ xuống một khi bị hái.
Hoa cát cánh mang ý nghĩa sự khiêm tốn - Lòng thủy chung, kiên định, trung thành, không thay đổi.
Xem thêm
Bình luận trên facebook