Tử Châu và Tử Châu lá nhỏ
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Tử châu lá nhỏ, còn gọi là cây thuốc ké, tên khoa học là Callicarpa dichotoma, là loài thuộc chi Tử Châu, họ Hoa môi (Lamiaceae), đôi khi được gán vào họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây tử châu là nhỏ (Callicarpa dichotoma): cây bụi rậm, cành tròn, không lông. Lá có phiến bầu dục, dài 4,5-7cm rộng 2-3,5cm, mép có răng nằm, gân phụ 6 cặp, mặt dưới có lông sét, cuống dài 3mm, có lông sét. Xim lưỡng phân ngắn ở nách lá, có lông hình sao; đài 1,5mm có 4 răng nhỏ; tràng có ống 2,5mm với thuỳ dài 1mm, nhị 4. Quả hạch to 2-4,5mm. Ra hoa kết quả vào mùa hạ và thu.
Cây tử châu là nhỏ (Callicarpa dichotoma)
Cây Tử Châu lá nhỏ được dùng trong y học
Bộ phận dùng:
Lá, rễ và thân - Folium, Radix et Caulis Callicarpae Dichotomae.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cây mọc ở lùm bụi, ở vùng trung du thuộc các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Ninh Bình cho tới các tỉnh Trung bộ nước ta. Dùng lá tươi hoặc khô. Thu hái vào cuối hạ, đầu thu. Rễ và thân thu hái quanh năm.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính bình; có tác dụng chỉ huyết, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá được dùng chữa các loại chảy máu và các loại ngoại thương xuất huyết, liều dùng 2-4 g, sắc uống hoặc tán bột uống, dùng 3-6 lần trong ngày; dùng ngoài tán nhỏ đắp hoặc dùng lá tươi giã đắp. Cũng có thể sắc đặc dùng dần bằng cách khi dùng lấy bông hoặc vải gạc thấm ướt đắp vào vết thương. Dùng ngoài không kể liều lượng. Lá còn dùng chữa ung nhọt, thũng độc, rắn độc cắn.
Rễ dùng chữa lưng gối mỏi, ngoại thương sưng đau. Nhân dân ta cũng thường dùng bó gãy xương. Ở Indonesia, người ta dùng làm thuốc điều kinh và dùng chữa đinh nhọt, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), người ta dùng toàn cây trị đau xoang dạ dày, trẻ em kinh phong, thấp sang, lỵ, ho, vết thương chảy máu.
Chi Tử Châu
Chi Tu hú, chi Nàng nàng hay chi Tử châu (danh pháp khoa học: Callicarpa) là một chi chứa các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ trong họ Hoa môi (Lamiaceae), nhưng đôi khi cũng được gán vào họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); với số lượng loài được các nhà thực vật học khác nhau công nhận nằm trong khoảng 40-150 (APG công nhận 140 loài). Các loài này là bản địa ở miền đông và đông nam châu Á (nơi có sự sinh sống của phần lớn các loài), Australia, đông nam Bắc Mỹ và Trung Mỹ.
Các loài sinh sống tại khu vực ôn đới là cây có lá sớm rụng còn các loài nhiệt đới là cây thường xanh. Các lá đơn, mọc đối, dài 5–25 cm. Hoa mọc thành cụm, màu từ trắng tới ánh hồng. Quả là dạng quả mọng có đường kính 2–5 mm và có màu từ hồng tới tía đỏ với ánh kim rất đặc biệt, rất dễ thấy trong các cụm trên các cành trần trụi sau khi lá rụng. Các quả mọng này tồn tại tốt trong mùa đông hay mùa khô và là loại thức ăn quan trọng cho sự sinh tồn của nhiều loài chim và các động vật khác, mặc dù chúng sẽ không ăn các quả này cho tới khi các nguồn thức ăn khác cạn kiệt. Các quả mọng này có tính chất làm se rất mạnh nhưng vẫn được chế biến thành rượu vang và thạch quả. Các loài Callicarpa bị ấu trùng của một số loài cánh vẩy (Lepidoptera) như Endoclita malabaricus và Endoclita undulifer phá hại.
Danh sách dưới đây liệt kê một số loài:
Callicarpa acuminata: Tử châu lá nhọn.
Callicarpa americana: Tử châu Mỹ
Callicarpa anisophylla: Tử châu lá lạ
Callicarpa arborea: Tu hú gỗ, tử châu gỗ, phà ha.
Callicarpa bodinieri: Tu hú Bodinier, tử châu, chìa vôi.
Callicarpa candicans: Nàng nàng, tử châu lông trắng, cây trứng ếch.
Callicarpa japonica: Tử châu Nhật Bản
Callicarpa cathayana: Tử châu hoa
Callicarpa dichotoma: Tu hú lá nhỏ, cây thuốc kê, tử châu lá nhỏ.
Callicarpa erioclona: Tu hú lông
Callicarpa heterotricha: Tử châu lông dị hình
Callicarpa formosana: Nàng nàng Đài Loan, tử châu Đài Loan.
Callicarpa kochiana: Tu hú Koch, tử châu thùy dài.
Callicarpa kwangtungensis: Tử châu Quảng Đông
Callicarpa lanata
Callicarpa longifolia: Tu hú lá dài, tử châu lá dài
Callicarpa longissima: Tu hú lá nhọn, tu hú Hạ Long, tử châu lá nhọn.
Callicarpa macrophylla: Tu hú lá to
Callicarpa maingayi
Callicarpa mollis
Callicarpa nudiflora: Tu hú hoa trần, tử châu hoa trần.
Callicarpa pauciflora: Tử châu hoa nhỏ
Callicarpa pedunculata
Callicarpa pentandra
Callicarpa reevesii
Callicarpa rubella: Tu hú quả tím, tu hú hồng
Callicarpa shikokiana
Callicarpa tomentosa
Callicarpa salicifolia: Thủy kim hoa
Callicarpa siongsaiensis: Tử châu Thượng Sư
Callicarpa tingwuensis: Tử châu Đỉnh Hồ
Callicarpa yunnanensis: Tử châu Vân Nam
Tử châu Mỹ (Callicarpa americana) là loài bản địa ở miền đông nam Hoa Kỳ. Nó thông thường cao 1–2 m. Thạch quả có thể chế biến từ các quả mọng đã chín.
Tu hú Bodinier hay tử châu hoặc chìa vôi (Callicarpa bodinieri) là loài bản địa ở miền trung-tây Trung Quốc (Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Thiểm Tây) chịu lạnh tốt hơn so với C. americana và là loài được trồng phổ biến nhất ở tây bắc châu Âu. Nó có thể cao tới 3 m.
Tử châu Nhật Bản (Callicarpa japonica), loài bản địa Nhật Bản, cũng được gieo trồng trong các khu vườn. Trong tiếng Nhật nó được gọi là ムラサキシキブ (Murasakishikibu) để vinh danh Murasaki Shikibu.
Cây tử châu
Thành phần hóa học
Bốn hợp chất dường như gây ra tác dụng làm se đã được cô lập. Đó là borneol, callicarpenal, intermedeol và spathulenol. Phát hiện và sử dụng callicarpenal của ARS trực thuộc USDA đã được cấp bằng sáng chế trong vai trò tác nhân xua đuổi muỗi.
Cây tử châu là nhỏ (Callicarpa dichotoma)
Cây Tử Châu lá nhỏ được dùng trong y học
Bộ phận dùng:
Lá, rễ và thân - Folium, Radix et Caulis Callicarpae Dichotomae.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cây mọc ở lùm bụi, ở vùng trung du thuộc các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Ninh Bình cho tới các tỉnh Trung bộ nước ta. Dùng lá tươi hoặc khô. Thu hái vào cuối hạ, đầu thu. Rễ và thân thu hái quanh năm.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính bình; có tác dụng chỉ huyết, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá được dùng chữa các loại chảy máu và các loại ngoại thương xuất huyết, liều dùng 2-4 g, sắc uống hoặc tán bột uống, dùng 3-6 lần trong ngày; dùng ngoài tán nhỏ đắp hoặc dùng lá tươi giã đắp. Cũng có thể sắc đặc dùng dần bằng cách khi dùng lấy bông hoặc vải gạc thấm ướt đắp vào vết thương. Dùng ngoài không kể liều lượng. Lá còn dùng chữa ung nhọt, thũng độc, rắn độc cắn.
Rễ dùng chữa lưng gối mỏi, ngoại thương sưng đau. Nhân dân ta cũng thường dùng bó gãy xương. Ở Indonesia, người ta dùng làm thuốc điều kinh và dùng chữa đinh nhọt, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), người ta dùng toàn cây trị đau xoang dạ dày, trẻ em kinh phong, thấp sang, lỵ, ho, vết thương chảy máu.
Chi Tử Châu
Chi Tu hú, chi Nàng nàng hay chi Tử châu (danh pháp khoa học: Callicarpa) là một chi chứa các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ trong họ Hoa môi (Lamiaceae), nhưng đôi khi cũng được gán vào họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); với số lượng loài được các nhà thực vật học khác nhau công nhận nằm trong khoảng 40-150 (APG công nhận 140 loài). Các loài này là bản địa ở miền đông và đông nam châu Á (nơi có sự sinh sống của phần lớn các loài), Australia, đông nam Bắc Mỹ và Trung Mỹ.
Các loài sinh sống tại khu vực ôn đới là cây có lá sớm rụng còn các loài nhiệt đới là cây thường xanh. Các lá đơn, mọc đối, dài 5–25 cm. Hoa mọc thành cụm, màu từ trắng tới ánh hồng. Quả là dạng quả mọng có đường kính 2–5 mm và có màu từ hồng tới tía đỏ với ánh kim rất đặc biệt, rất dễ thấy trong các cụm trên các cành trần trụi sau khi lá rụng. Các quả mọng này tồn tại tốt trong mùa đông hay mùa khô và là loại thức ăn quan trọng cho sự sinh tồn của nhiều loài chim và các động vật khác, mặc dù chúng sẽ không ăn các quả này cho tới khi các nguồn thức ăn khác cạn kiệt. Các quả mọng này có tính chất làm se rất mạnh nhưng vẫn được chế biến thành rượu vang và thạch quả. Các loài Callicarpa bị ấu trùng của một số loài cánh vẩy (Lepidoptera) như Endoclita malabaricus và Endoclita undulifer phá hại.
Danh sách dưới đây liệt kê một số loài:
Callicarpa acuminata: Tử châu lá nhọn.
Callicarpa americana: Tử châu Mỹ
Callicarpa anisophylla: Tử châu lá lạ
Callicarpa arborea: Tu hú gỗ, tử châu gỗ, phà ha.
Callicarpa bodinieri: Tu hú Bodinier, tử châu, chìa vôi.
Callicarpa candicans: Nàng nàng, tử châu lông trắng, cây trứng ếch.
Callicarpa japonica: Tử châu Nhật Bản
Callicarpa cathayana: Tử châu hoa
Callicarpa dichotoma: Tu hú lá nhỏ, cây thuốc kê, tử châu lá nhỏ.
Callicarpa erioclona: Tu hú lông
Callicarpa heterotricha: Tử châu lông dị hình
Callicarpa formosana: Nàng nàng Đài Loan, tử châu Đài Loan.
Callicarpa kochiana: Tu hú Koch, tử châu thùy dài.
Callicarpa kwangtungensis: Tử châu Quảng Đông
Callicarpa lanata
Callicarpa longifolia: Tu hú lá dài, tử châu lá dài
Callicarpa longissima: Tu hú lá nhọn, tu hú Hạ Long, tử châu lá nhọn.
Callicarpa macrophylla: Tu hú lá to
Callicarpa maingayi
Callicarpa mollis
Callicarpa nudiflora: Tu hú hoa trần, tử châu hoa trần.
Callicarpa pauciflora: Tử châu hoa nhỏ
Callicarpa pedunculata
Callicarpa pentandra
Callicarpa reevesii
Callicarpa rubella: Tu hú quả tím, tu hú hồng
Callicarpa shikokiana
Callicarpa tomentosa
Callicarpa salicifolia: Thủy kim hoa
Callicarpa siongsaiensis: Tử châu Thượng Sư
Callicarpa tingwuensis: Tử châu Đỉnh Hồ
Callicarpa yunnanensis: Tử châu Vân Nam
Tử châu Mỹ (Callicarpa americana) là loài bản địa ở miền đông nam Hoa Kỳ. Nó thông thường cao 1–2 m. Thạch quả có thể chế biến từ các quả mọng đã chín.
Tu hú Bodinier hay tử châu hoặc chìa vôi (Callicarpa bodinieri) là loài bản địa ở miền trung-tây Trung Quốc (Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Thiểm Tây) chịu lạnh tốt hơn so với C. americana và là loài được trồng phổ biến nhất ở tây bắc châu Âu. Nó có thể cao tới 3 m.
Tử châu Nhật Bản (Callicarpa japonica), loài bản địa Nhật Bản, cũng được gieo trồng trong các khu vườn. Trong tiếng Nhật nó được gọi là ムラサキシキブ (Murasakishikibu) để vinh danh Murasaki Shikibu.
Cây tử châu
Thành phần hóa học
Bốn hợp chất dường như gây ra tác dụng làm se đã được cô lập. Đó là borneol, callicarpenal, intermedeol và spathulenol. Phát hiện và sử dụng callicarpenal của ARS trực thuộc USDA đã được cấp bằng sáng chế trong vai trò tác nhân xua đuổi muỗi.
Xem thêm
Bình luận trên facebook