Bạch chỉ
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Bạch chỉ, còn được gọi là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương, danh pháp hai phần: Angelica dahurica, là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) phân bố nhiều ở Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
Bạch chỉ là cây lâu năm cao 1-2,5 m. Thân mập. Rễ hình trụ, kích thước 3–5 cm, màu nâu, có mùi thơm. Thân xanh lục ánh tía, dày 2–8 cm, có lông tơ phía trên. Hoa tán kích thước 10–30 cm, cuống 4–20 cm. Cánh hoa màu trắng hình trứng ngược, có khía. Bầu nhụy nhẵn nhụi hay có lông tơ. Quả gần tròn, kích thước 4–7 mm. Ra hoa tháng 7-8, kết quả tháng 8-9. Mọc trên độ cao 500-1.000 m ở rìa rừng hay thung lũng đồng cỏ, ven suối.
Tại việt Nam, cây chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc (chữ Hán: 白芷, tên dược học: Radix Angelicae) được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.
Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, lợi cho phổi, dạ dày, đại tràng.
Một số đơn thuốc thường dùng:
- Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
- Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 - 3 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
- Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày.
- Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.
- Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 7 ngày trước kỳ kinh.
- Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 - 3 viên. (Dược liệu Việt Nam).
Hình ảnh cây Bạch chỉ:
Cây bạch chỉ
Tại việt Nam, cây chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc (chữ Hán: 白芷, tên dược học: Radix Angelicae) được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.
Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, lợi cho phổi, dạ dày, đại tràng.
Một số đơn thuốc thường dùng:
- Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
- Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 - 3 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
- Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày.
- Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.
- Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 7 ngày trước kỳ kinh.
- Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 - 3 viên. (Dược liệu Việt Nam).
Hình ảnh cây Bạch chỉ:
Cây bạch chỉ
Xem thêm
Bình luận trên facebook