Cây gỗ Nghiến
Nhóm cây : | Cây lấy gỗ |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Nghiến, danh pháp hai phần: Burretiodendron hsienmu, là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình có loại cây này.
Cây gỗ nghiến: Loại gỗ được lấy từ cây nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền, không vân, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến còn rất được ưa chuộng khi dùng làm thớt.

Thớt làm bằng gỗ nghiến
Nhược điểm của gỗ nghiến là nếu được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ.
Gỗ giác của gỗ nghiến có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế, v.v.
Gỗ nghiến lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp. Tính cơ học: cứng, chắc, rất bền. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).
Thớt làm bằng gỗ nghiến
Nhược điểm của gỗ nghiến là nếu được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ.
Gỗ giác của gỗ nghiến có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế, v.v.
Gỗ nghiến lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp. Tính cơ học: cứng, chắc, rất bền. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).
Xem thêm
Bình luận trên facebook