Hoa Lay Ơn
Hoa Lay Ơn, còn có tên gọi khác là Lay Dơn, hoa Dơn, Kiếm Lan ( vì lá dài như lưỡi kiếm ), với tên khoa học là Gladiolus, là một trong những loài hoa đẹp được sử dụng nhiều nhất tại các nước phương tây và đây chính là xuất xứ của hoa, hoa lay ơn đã du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Hoa Lay Ơn mang ý nghĩa của sự hẹn hò, hoặc một cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai.
Chi Lay Ơn hay chi Lay Dơn ( danh pháp khoa học : Gladiolus, phiên âm từ tiếng Pháp Glaïeul; từ dạng giảm nhẹ của tiếng Latinh: gladius - cây kiếm ) là một chi hoa trưng biện khá phổ thông tại nhiều nước, được phương Tây đem sang phổ biến tại Việt Nam. Thân dài như cây kiếm nhỏ, có hoa (nhiều màu nhưng thường là màu đỏ hay hồng) nở dọc theo thân cây.
Chi này có khoảng 260 loài, phần lớn xuất phát từ châu Phi (163 loài từ Nam Phi). Các chi Oenostachys, Homoglossum, Anomalesia và Acidanthera, theo truyền thống coi là các chi độc lập, hiện tại được gộp trong chi Gladiolus.
Chi "Lay ơn" có khoảng 260 loài, trong đó 250 loài có nguồn gốc từ vùng châu Phi hạ Sahara, phần lớn xuất xứ từ Nam Phi. Khoảng 10 loài có xuất xứ Âu-Á. Có 160 loài lay ơn đặc hữu của Nam Phi và 76 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi. Các loài đa dạng, từ kích thước rất nhỏ đến khổng lồ, thường thấy trong thương mại.
Các loài thảo mộc quyến rũ sống lưu niên này là bán chịu hạn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Chúng phát triển từ thân hình tròn, đối xứng, bao xung quanh bằng các lớp vỏ màu hơi nâu, và có thớ sợi. Thân cây nói chung không có nhánh, chỉ có từ 1-9 lá nhỏ hình lưỡi kiếm, có gân sọc viền ngoài và được bao trong vỏ bọc ngoài. Lá thấp nhất là lá mầm. Phiến lá có thể phẳng hoặc có hình chữ thập.
Các cụm hoa thơm ngát gồm những bông hoa lớn, lưỡng tính xếp thành một phía, có 2 lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài hoa và cánh hoa hầu có vẻ ngoài giống nhau. Chúng hợp nhất tại đế thành một cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài. Lá đài sống lưng là lớn nhất, bao quanh 3 nhị. 3 lá đài ở ngoài có kích thước nhỏ hơn. Bao hoa có dạng hình phễu, gắn với nhị ở đáy. Vòi nhụy có 3 nhánh dạng chỉ, hình thìa, mỗi nhánh trải rộng về phía đỉnh.
Bầu nhụy là dạng quả nang 3 ngăn hình thuôn hoặc hình cầu, chứa nhiều hạt có lông màu nâu và nứt theo chiều dọc. Tại tâm của chúng là cấu trúc dễ thấy giống như cục nhỏ đặc trưng, là hạt thật sự không có lớp vỏ bọc mịn. Tại một số hạt cấu trúc này bị nhăn và có màu đen. Những hạt như vậy không thể nảy mầm.
Những bông hoa này có màu sắc rất đa dạng, từ hồng đến hơi đỏ, tía với các đốm trắng tương phản, từ trắng đến màu kem hoặc từ cam đến đỏ.
Những loài ở châu Phi nguyên thủy được thụ phấn nhờ các loài ong có tên là anthrophorine, nhưng có vài sự thay đổi diễn ra trong quá trình thụ phấn, đã cho phép sự thụ phấn nhờ chim hút mật, bướm, sâu bướm, ruồi và nhiều loài khác.
Lay ơn là thức ăn cho ấu trùng của bộ Lepidoptera, bao gồm cả bướm cánh sau vàng lớn (Noctua pronuba).
Lay ơn được lai ghép rất phổ biến, phục vụ cho việc trang trí vì có màu sắc rất phong phú. Những nhóm được ghép thông qua sự thụ phấn chéo giữa 4 hoặc 5 loài, tiếp theo là bằng chọn lọc, theo các tiêu chuẩn: Grandiflorus (tức là độ lớn của hoa, theo nghĩa La tinh), Primuline (màu sắc có chứa vòng benzothiazole, còn được biết tới như là Direct Yellow 7, Carnotine hoặc C.I. 49010) và Nanus (đặc tính lùn do di truyền). Chúng tạo ra những bông hoa được cắt tỉa rất tốt. Tuy nhiên, do chiều cao, cây trồng thường hay bị đổ rạp khi có gió lớn.
Sự tích hoa Lay Ơn
Xưa kia, Hoàng đế La Mã Bácbagalô ra lệnh treo cổ tất cả các tù nhân Phơranki chỉ để lại hai chàng trai khoẻ mạnh và đẹp nhất, đó là Têrét và Xép. Ông dẫn hai chàng về La Mã và đưa vào trường đấu.
Hai chàng bị nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi cay đắng vì mất tự do và thân phận nô lệ thấp hèn hành hạ khôn nguôi. Họ chỉ cầu xin Chúa một điều là được chết ngay tức khắc. Nhưng Chúa không bận tâm đến những lời thỉnh cầu của họ. Ngày lại ngày qua, hai chàng vẫn sống bình yên và khoẻ mạnh.
- Phải chăng Chúa đã sắp đặt cho chúng ta một số phận khác rồi - một hôm Têrét nói với Xép - và có thể những người này còn muốn dạy cho chúng ta bài học phải biết sử dụng thành thạo thanh gươm để rửa mối nhục cho dân tộc ta chăng?
- Nếu đến cả Chúa cũng không đủ sức che chở cho dân lành thì chúng ta làm điều đó sao được? - Xép thở dài nặng nề, nói với Têrét.
- Ta phải cầu xin nữ thần để bà nói cho chúng ta biết điều gì đang đợi chúng ta ở phía trước. - Têrét nói và được Xép đồng tình.
Một buổi sáng, Têrét kể cho Xép nghe về giấc mơ đêm qua của chàng, Têrét mơ thấy chàng cầm thanh gươm bước lên đấu đài, còn Xép cũng cầm thanh gươm bước ra thách đấu. Họ lúng túng nhìn nhau, còn đám đông la ó ầm ĩ đòi các chàng trai phải bắt đầu cuộc giao chiến. Trong khi không người nào vung gươm trước về phía bạn mình để gây chuyện bất hạnh cho nhau, bỗng một cô gái La Mã xinh đẹp chạy lại gần Têrét và nói: "Hãy giành chiến thắng, chàng sẽ được tự do và tình yêu của ta! Têrét vung gươm lên, nhưng ngay khoảng khắc ấy, từ lòng đất vang lên một tiếng thét: "Hãy hành động theo trái tim!"
- Kìa, dường như em đã chứng kiến giấc mơ của ta! - Xép kinh ngạc thốt lên.
Trước lúc trời tối, khi đám bạn bè từ đấu trường trở về nhà hết, hai chàng bắt gặp cô gái La Mã dũng cảm, đó là Ốctavia và Lêôcácđia, các con gái của Bácbagalô. Têrét và ốctavia, cả hai cùng không hẹn mà đưa mắt nhìn nhau. Họ không sao rời mắt khỏi nhau được nữa, vì vậy họ không hề biết giữa Xép và Lêôcácđia cũng đã xảy ra một chuyện tương tự như thế.
Tình yêu đâu phải lúc nào cũng mù quáng, mà trái lại rất sáng suốt, và những người yêu nhau bao giờ cũng tìm thấy lối thoát để được ở bên nhau, ngay cả khi giữa họ xuất hiện một vực thẳm giống như vực thẳm ngăn cách người chiến thắng và kẻ chiến bại. Đã từ lâu, Bácbagalô không còn nghi ngờ gì về việc các con gái của ngài vẫn bí mật gặp gỡ hai tù nhân. Và ngài có ý chờ xem ốctavia cũng như Lêôcácđia có dám thú nhận tình yêu mù quáng của mình với Têrét và với Xép không. Bácbagalô rất hiểu tính nết cương trực của các con mình, ngài không nỡ bỏ tù chúng, không ngăn cấm được chúng gặp gỡ người tình một cách vội vã. Ngài chỉ báo cho các con biết rằng, sắp tới, hai tù nhân Têrét và Xép sẽ phải so gươm với nhau, và kẻ nào chiến thắng kẻ ấy sẽ được tự do. Bácbagalô khát máu hy vọng rằng hai đấu sĩ kia sẽ giáp chiến không phải vì cuộc sống mà là vì cái chết, và cả hai sẽ phải rời khỏi cõi đời này, chỉ có điều sự thật ấy thì người đến xem không thể thấy được.
Tất cả đều diễn ra như dự đoán của Bácbagalô. Ốctavia khích lệ Têrét phải bằng mọi cách để giành được chiến thắng và chàng sẽ được tự do; Lêôcácđia cũng khích lệ Xép như vậy. Hai chị em bỗng dưng trở thành kẻ thù của nhau, vì người nào cũng muốn bảo vệ hạnh phúc của mình - hạnh phúc được đổi bằng nỗi bất hạnh của kẻ kia.
Ngày diễn ra trận đấu bắt đầu. Đấu trường chật ních công chúng. Ngay ở hàng ghế thứ nhất, có Bácbagalô và các con gái.
Khi Têrét và Xép, mình trần như các chiến binh Phơranki bước ra đấu đài, họ giơ cao các thanh gươm lấp loá và hô: "Những người đi tìm cái chết gửi lời chào em!" Lập tức đám đông reo hò vị bị kích động. ốctavia đưa mắt khích lệ Têrét. Lêôcácđia dùng ngón tay cái dùi xuống thấp vừa chỉ vào Têrét vừa gật đầu với Xép.
Các đấu sĩ nâng gươm lên chuẩn bị giao chiến. Bầu không khí căng thẳng trùm lên đám khán giả, các cô gái thì chết giấc.
Nhưng đúng khoảnh khắc mà Têrét xỉa gươm để đâm vào ngực Xép, bỗng anh nghe thấy tiếng trái tim mình thôi thúc.
- Hỡi chàng trai Phơrăngkít Têrét, chàng sẽ trả lời thế nào trước người mẹ Tổ Quốc về việc chàng đã sát hại đứa con trai của bà?
Câu hỏi ấy cũng vang vọng trong trái tim của Xép, và cùng lúc đó hai đấu thủ đã lao vào ôm hôn nhau, khiến đám đông la ó phẫn nộ:
- Hai đứa phải chết!
Ốctavia chồm lên hét:
- Têrét, hãy chiến đấu vì hạnh phúc của đôi ta! Cũng những lời lẽ ấy, Lêôcácđia khích lệ Xép.
Têrét, sau khi vung gươm lên làm yên lòng khán giả, bèn ngẩng cao đầu một cách kiêu hãnh và nói:
Các người có sức mạnh hơn, các người đã biến chúng ta thành nô lệ, nhưng các người đừng hòng buộc chúng ta phải làm những kẻ hèn hạ! Các người có thể giết chúng ta, song các người không phải là kẻ chiến thắng!
Dứt lời, chàng bèn cắm thanh gươm của mình xuống đất; Xép cũng làm như vậy.
Bácbagalô ra hiệu cho các chiến binh nổi loạn. Khi xác của Têrét và Xép được đưa ra khỏi đấu trường, một chuyện kỳ lạ đã xẩy ra: những thanh gươm được cắm xuống đất cứ kêu leng keng, và ngay trên mảnh đất có hai thanh gươm ấy đã mọc lên những bông hoa. Những bông hoa người đời vẫn thường gọi là Hoa Lay Ơn.
Chi này có khoảng 260 loài, phần lớn xuất phát từ châu Phi (163 loài từ Nam Phi). Các chi Oenostachys, Homoglossum, Anomalesia và Acidanthera, theo truyền thống coi là các chi độc lập, hiện tại được gộp trong chi Gladiolus.
Chi "Lay ơn" có khoảng 260 loài, trong đó 250 loài có nguồn gốc từ vùng châu Phi hạ Sahara, phần lớn xuất xứ từ Nam Phi. Khoảng 10 loài có xuất xứ Âu-Á. Có 160 loài lay ơn đặc hữu của Nam Phi và 76 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi. Các loài đa dạng, từ kích thước rất nhỏ đến khổng lồ, thường thấy trong thương mại.
Các loài thảo mộc quyến rũ sống lưu niên này là bán chịu hạn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Chúng phát triển từ thân hình tròn, đối xứng, bao xung quanh bằng các lớp vỏ màu hơi nâu, và có thớ sợi. Thân cây nói chung không có nhánh, chỉ có từ 1-9 lá nhỏ hình lưỡi kiếm, có gân sọc viền ngoài và được bao trong vỏ bọc ngoài. Lá thấp nhất là lá mầm. Phiến lá có thể phẳng hoặc có hình chữ thập.
Các cụm hoa thơm ngát gồm những bông hoa lớn, lưỡng tính xếp thành một phía, có 2 lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài hoa và cánh hoa hầu có vẻ ngoài giống nhau. Chúng hợp nhất tại đế thành một cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài. Lá đài sống lưng là lớn nhất, bao quanh 3 nhị. 3 lá đài ở ngoài có kích thước nhỏ hơn. Bao hoa có dạng hình phễu, gắn với nhị ở đáy. Vòi nhụy có 3 nhánh dạng chỉ, hình thìa, mỗi nhánh trải rộng về phía đỉnh.
Bầu nhụy là dạng quả nang 3 ngăn hình thuôn hoặc hình cầu, chứa nhiều hạt có lông màu nâu và nứt theo chiều dọc. Tại tâm của chúng là cấu trúc dễ thấy giống như cục nhỏ đặc trưng, là hạt thật sự không có lớp vỏ bọc mịn. Tại một số hạt cấu trúc này bị nhăn và có màu đen. Những hạt như vậy không thể nảy mầm.
Những bông hoa này có màu sắc rất đa dạng, từ hồng đến hơi đỏ, tía với các đốm trắng tương phản, từ trắng đến màu kem hoặc từ cam đến đỏ.
Những loài ở châu Phi nguyên thủy được thụ phấn nhờ các loài ong có tên là anthrophorine, nhưng có vài sự thay đổi diễn ra trong quá trình thụ phấn, đã cho phép sự thụ phấn nhờ chim hút mật, bướm, sâu bướm, ruồi và nhiều loài khác.
Lay ơn là thức ăn cho ấu trùng của bộ Lepidoptera, bao gồm cả bướm cánh sau vàng lớn (Noctua pronuba).
Lay ơn được lai ghép rất phổ biến, phục vụ cho việc trang trí vì có màu sắc rất phong phú. Những nhóm được ghép thông qua sự thụ phấn chéo giữa 4 hoặc 5 loài, tiếp theo là bằng chọn lọc, theo các tiêu chuẩn: Grandiflorus (tức là độ lớn của hoa, theo nghĩa La tinh), Primuline (màu sắc có chứa vòng benzothiazole, còn được biết tới như là Direct Yellow 7, Carnotine hoặc C.I. 49010) và Nanus (đặc tính lùn do di truyền). Chúng tạo ra những bông hoa được cắt tỉa rất tốt. Tuy nhiên, do chiều cao, cây trồng thường hay bị đổ rạp khi có gió lớn.
Sự tích hoa Lay Ơn
Xưa kia, Hoàng đế La Mã Bácbagalô ra lệnh treo cổ tất cả các tù nhân Phơranki chỉ để lại hai chàng trai khoẻ mạnh và đẹp nhất, đó là Têrét và Xép. Ông dẫn hai chàng về La Mã và đưa vào trường đấu.
Hai chàng bị nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi cay đắng vì mất tự do và thân phận nô lệ thấp hèn hành hạ khôn nguôi. Họ chỉ cầu xin Chúa một điều là được chết ngay tức khắc. Nhưng Chúa không bận tâm đến những lời thỉnh cầu của họ. Ngày lại ngày qua, hai chàng vẫn sống bình yên và khoẻ mạnh.
- Phải chăng Chúa đã sắp đặt cho chúng ta một số phận khác rồi - một hôm Têrét nói với Xép - và có thể những người này còn muốn dạy cho chúng ta bài học phải biết sử dụng thành thạo thanh gươm để rửa mối nhục cho dân tộc ta chăng?
- Nếu đến cả Chúa cũng không đủ sức che chở cho dân lành thì chúng ta làm điều đó sao được? - Xép thở dài nặng nề, nói với Têrét.
- Ta phải cầu xin nữ thần để bà nói cho chúng ta biết điều gì đang đợi chúng ta ở phía trước. - Têrét nói và được Xép đồng tình.
Một buổi sáng, Têrét kể cho Xép nghe về giấc mơ đêm qua của chàng, Têrét mơ thấy chàng cầm thanh gươm bước lên đấu đài, còn Xép cũng cầm thanh gươm bước ra thách đấu. Họ lúng túng nhìn nhau, còn đám đông la ó ầm ĩ đòi các chàng trai phải bắt đầu cuộc giao chiến. Trong khi không người nào vung gươm trước về phía bạn mình để gây chuyện bất hạnh cho nhau, bỗng một cô gái La Mã xinh đẹp chạy lại gần Têrét và nói: "Hãy giành chiến thắng, chàng sẽ được tự do và tình yêu của ta! Têrét vung gươm lên, nhưng ngay khoảng khắc ấy, từ lòng đất vang lên một tiếng thét: "Hãy hành động theo trái tim!"
- Kìa, dường như em đã chứng kiến giấc mơ của ta! - Xép kinh ngạc thốt lên.
Trước lúc trời tối, khi đám bạn bè từ đấu trường trở về nhà hết, hai chàng bắt gặp cô gái La Mã dũng cảm, đó là Ốctavia và Lêôcácđia, các con gái của Bácbagalô. Têrét và ốctavia, cả hai cùng không hẹn mà đưa mắt nhìn nhau. Họ không sao rời mắt khỏi nhau được nữa, vì vậy họ không hề biết giữa Xép và Lêôcácđia cũng đã xảy ra một chuyện tương tự như thế.
Tình yêu đâu phải lúc nào cũng mù quáng, mà trái lại rất sáng suốt, và những người yêu nhau bao giờ cũng tìm thấy lối thoát để được ở bên nhau, ngay cả khi giữa họ xuất hiện một vực thẳm giống như vực thẳm ngăn cách người chiến thắng và kẻ chiến bại. Đã từ lâu, Bácbagalô không còn nghi ngờ gì về việc các con gái của ngài vẫn bí mật gặp gỡ hai tù nhân. Và ngài có ý chờ xem ốctavia cũng như Lêôcácđia có dám thú nhận tình yêu mù quáng của mình với Têrét và với Xép không. Bácbagalô rất hiểu tính nết cương trực của các con mình, ngài không nỡ bỏ tù chúng, không ngăn cấm được chúng gặp gỡ người tình một cách vội vã. Ngài chỉ báo cho các con biết rằng, sắp tới, hai tù nhân Têrét và Xép sẽ phải so gươm với nhau, và kẻ nào chiến thắng kẻ ấy sẽ được tự do. Bácbagalô khát máu hy vọng rằng hai đấu sĩ kia sẽ giáp chiến không phải vì cuộc sống mà là vì cái chết, và cả hai sẽ phải rời khỏi cõi đời này, chỉ có điều sự thật ấy thì người đến xem không thể thấy được.
Tất cả đều diễn ra như dự đoán của Bácbagalô. Ốctavia khích lệ Têrét phải bằng mọi cách để giành được chiến thắng và chàng sẽ được tự do; Lêôcácđia cũng khích lệ Xép như vậy. Hai chị em bỗng dưng trở thành kẻ thù của nhau, vì người nào cũng muốn bảo vệ hạnh phúc của mình - hạnh phúc được đổi bằng nỗi bất hạnh của kẻ kia.
Ngày diễn ra trận đấu bắt đầu. Đấu trường chật ních công chúng. Ngay ở hàng ghế thứ nhất, có Bácbagalô và các con gái.
Khi Têrét và Xép, mình trần như các chiến binh Phơranki bước ra đấu đài, họ giơ cao các thanh gươm lấp loá và hô: "Những người đi tìm cái chết gửi lời chào em!" Lập tức đám đông reo hò vị bị kích động. ốctavia đưa mắt khích lệ Têrét. Lêôcácđia dùng ngón tay cái dùi xuống thấp vừa chỉ vào Têrét vừa gật đầu với Xép.
Các đấu sĩ nâng gươm lên chuẩn bị giao chiến. Bầu không khí căng thẳng trùm lên đám khán giả, các cô gái thì chết giấc.
Nhưng đúng khoảnh khắc mà Têrét xỉa gươm để đâm vào ngực Xép, bỗng anh nghe thấy tiếng trái tim mình thôi thúc.
- Hỡi chàng trai Phơrăngkít Têrét, chàng sẽ trả lời thế nào trước người mẹ Tổ Quốc về việc chàng đã sát hại đứa con trai của bà?
Câu hỏi ấy cũng vang vọng trong trái tim của Xép, và cùng lúc đó hai đấu thủ đã lao vào ôm hôn nhau, khiến đám đông la ó phẫn nộ:
- Hai đứa phải chết!
Ốctavia chồm lên hét:
- Têrét, hãy chiến đấu vì hạnh phúc của đôi ta! Cũng những lời lẽ ấy, Lêôcácđia khích lệ Xép.
Têrét, sau khi vung gươm lên làm yên lòng khán giả, bèn ngẩng cao đầu một cách kiêu hãnh và nói:
Các người có sức mạnh hơn, các người đã biến chúng ta thành nô lệ, nhưng các người đừng hòng buộc chúng ta phải làm những kẻ hèn hạ! Các người có thể giết chúng ta, song các người không phải là kẻ chiến thắng!
Dứt lời, chàng bèn cắm thanh gươm của mình xuống đất; Xép cũng làm như vậy.
Bácbagalô ra hiệu cho các chiến binh nổi loạn. Khi xác của Têrét và Xép được đưa ra khỏi đấu trường, một chuyện kỳ lạ đã xẩy ra: những thanh gươm được cắm xuống đất cứ kêu leng keng, và ngay trên mảnh đất có hai thanh gươm ấy đã mọc lên những bông hoa. Những bông hoa người đời vẫn thường gọi là Hoa Lay Ơn.
Xem thêm
Bình luận trên facebook