Cây ba đậu
Cây ba đậu còn gọi là bã đậu, mắc vát, cóng khói, cáng khỏi, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, hoắt, phổn, cây để, cây đết. Tên khoa học : Croton tiglium L, thuộc họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae ) .Cây ba đậu là một cây có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, nhưng cũng là một cây có chứa chất độc, sẽ gây tác hại nếu không biết cách sử dụng.
Cây ba đậu ( bã đậu ) là một trong năm mươi vị thuốc cơ bản của Đông y, có xuất xứ từ Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây ba đậu mọc hoang hoặc được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và các tỉnh miền Trung. Ở Trung quốc, cây này mọc nhiều tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc.
Cây ba đậu
Tên gọi ba đậu (chữ Hán: 巴豆) vì hạt của nó giống hạt đậu và xuất xứ từ vùng Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Cây cao khoảng 3-6m, cành nhẵn (không có gai và lông). Lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ; lá dài 6-8cm, rộng 4–5 cm, cuống lá nhỏ, dài 1–2 cm. Hoa mọc thành chùm (dài 10–20 cm) ở đầu các cành, hoa đực ở đỉnh, cuống hoa nhỏ dài 1-3mm. Quả nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2 cm, khi chín sẽ tách ra thành 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, vỏ hạt cứng, mờ và có màu nâu xám.
Quả ba đậu
Quả ba đậu
Có hai loại hoa bã đậu : hoa đực và hoa cái.
Hoa bã đậu đực
Hoa bã đậu cái
Công dụng, độc tính
Trong đông nam thảo dược, cây ba đậu vừa là cây độc tố nhưng cũng là cây thuốc chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng chức năng, đúng bệnh. Cây đổ mủ trắng đục như sữa, rất độc ăn phải sẽ bị nôn mửa, dính mắt làm mù giác mạc, có thể dùng chế biến thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng, sâu bọ.
Người dân nhiều tỉnh phía Bắc dùng Bã đậu để trừ sâu và thuốc cá. Việc ăn nhầm loại cây độc này có thể gây tử vong, nhưng nếu biết sử dụng thì nó lại là một vị thuốc tốt.
Các thành phần từ cây Ba đậu có thể dùng làm thuốc và gây độc là hạt phơi khô, dầu Bã đậu và Bã đậu sương (hạt đã ép lấy hết dầu), rễ và lá (ít dùng hơn). Hạt Bã đậu chứa 30 - 50% chất dầu có mùi khó chịu, chứa Crotin là chất rất độc, có tác dụng gây tẩy mạnh, làm đông máu. Tác dụng này rất nhanh (chỉ cần 0,5 - 2 giọt dầu đã có tác dụng sau 0,5 - 1 giờ).
Theo tài liệu cổ, Ba đậu có vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh đại tràng và vị. Rễ cây điều trị đau khớp do phong thấp, chấn thương, rắn độc cắn, đau dạ dày. Lá trị sốt rét, dùng ngoài chữa ghẻ lở, đòn ngã tổn thương. Dân gian dùng Bã đậu sương sao vàng để làm thuốc điều trị ngực bụng trướng đau, táo bón, tắc nghẽn ruột, ho nhiều đờm loãng, sốt rét, tả lỵ. Dùng ngoài điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.
Đơn thuốc cổ trị đau dạ dày, đau bụng cấp có Ba đậu :
- Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm.
- Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g. Tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g với nước ấm.
Các bài thuốc khác :
Vỏ cây bã đậu sắc từ 2-4gr trong 100ml nước còn 30ml uống mỗi ngày sẽ giúp trừ khuẩn hansen của phong hủi khá hiệu quả. Tại Peru, Colombia và Honduras người ta trị u bướu, táo bón bằng cách dùng 20gr vỏ cây bã đậu khô sắc với 350ml nước, còn 100ml, uống 2 lần/ngày, uống liền trong 4 tuần.
Trước đây, Tây y từng dùng dầu Bã đậu làm thuốc trong những trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, tê thấp, đau dạ dày, ruột, thuốc tẩy xổ… Nó được xếp vào bảng độc A (rất độc) và ngày nay hầu như không còn dùng nữa.
Dầu Bã đậu gây bỏng rất nặng nếu dính lên da, biểu hiện là rát bỏng da, sau đó viêm đỏ, phồng lên rồi trở thành mụn nước hoặc bóng nước.
Tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, người ta dùng Bã đậu để làm thuốc trừ sâu và để thuốc cá. Họ còn dùng dầu ép từ hạt Bã đậu làm thuốc tẩm tên độc thay thế ô đầu. Nếu ăn nhầm hạt Bã đậu hoặc uống nhầm dầu Bã đậu với liều nhỏ sẽ bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Với liều cao, nó sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn có thể tiêu ra máu, toát mồ hôi, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, có thể tử vong.
Dân gian có kinh nghiệm chữa ngộ độc Bã đậu là uống nước Hoàng liên, nước Đậu đũa hoặc thật nhiều nước lạnh.
Ở Việt Nam, cây ba đậu mọc hoang hoặc được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và các tỉnh miền Trung. Ở Trung quốc, cây này mọc nhiều tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc.
Cây ba đậu
Tên gọi ba đậu (chữ Hán: 巴豆) vì hạt của nó giống hạt đậu và xuất xứ từ vùng Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Cây cao khoảng 3-6m, cành nhẵn (không có gai và lông). Lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ; lá dài 6-8cm, rộng 4–5 cm, cuống lá nhỏ, dài 1–2 cm. Hoa mọc thành chùm (dài 10–20 cm) ở đầu các cành, hoa đực ở đỉnh, cuống hoa nhỏ dài 1-3mm. Quả nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2 cm, khi chín sẽ tách ra thành 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, vỏ hạt cứng, mờ và có màu nâu xám.
Quả ba đậu
Quả ba đậu
Có hai loại hoa bã đậu : hoa đực và hoa cái.
Hoa bã đậu đực
Hoa bã đậu cái
Công dụng, độc tính
Trong đông nam thảo dược, cây ba đậu vừa là cây độc tố nhưng cũng là cây thuốc chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng chức năng, đúng bệnh. Cây đổ mủ trắng đục như sữa, rất độc ăn phải sẽ bị nôn mửa, dính mắt làm mù giác mạc, có thể dùng chế biến thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng, sâu bọ.
Người dân nhiều tỉnh phía Bắc dùng Bã đậu để trừ sâu và thuốc cá. Việc ăn nhầm loại cây độc này có thể gây tử vong, nhưng nếu biết sử dụng thì nó lại là một vị thuốc tốt.
Các thành phần từ cây Ba đậu có thể dùng làm thuốc và gây độc là hạt phơi khô, dầu Bã đậu và Bã đậu sương (hạt đã ép lấy hết dầu), rễ và lá (ít dùng hơn). Hạt Bã đậu chứa 30 - 50% chất dầu có mùi khó chịu, chứa Crotin là chất rất độc, có tác dụng gây tẩy mạnh, làm đông máu. Tác dụng này rất nhanh (chỉ cần 0,5 - 2 giọt dầu đã có tác dụng sau 0,5 - 1 giờ).
Theo tài liệu cổ, Ba đậu có vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh đại tràng và vị. Rễ cây điều trị đau khớp do phong thấp, chấn thương, rắn độc cắn, đau dạ dày. Lá trị sốt rét, dùng ngoài chữa ghẻ lở, đòn ngã tổn thương. Dân gian dùng Bã đậu sương sao vàng để làm thuốc điều trị ngực bụng trướng đau, táo bón, tắc nghẽn ruột, ho nhiều đờm loãng, sốt rét, tả lỵ. Dùng ngoài điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.
Đơn thuốc cổ trị đau dạ dày, đau bụng cấp có Ba đậu :
- Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm.
- Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g. Tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g với nước ấm.
Các bài thuốc khác :
Vỏ cây bã đậu sắc từ 2-4gr trong 100ml nước còn 30ml uống mỗi ngày sẽ giúp trừ khuẩn hansen của phong hủi khá hiệu quả. Tại Peru, Colombia và Honduras người ta trị u bướu, táo bón bằng cách dùng 20gr vỏ cây bã đậu khô sắc với 350ml nước, còn 100ml, uống 2 lần/ngày, uống liền trong 4 tuần.
Trước đây, Tây y từng dùng dầu Bã đậu làm thuốc trong những trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, tê thấp, đau dạ dày, ruột, thuốc tẩy xổ… Nó được xếp vào bảng độc A (rất độc) và ngày nay hầu như không còn dùng nữa.
Dầu Bã đậu gây bỏng rất nặng nếu dính lên da, biểu hiện là rát bỏng da, sau đó viêm đỏ, phồng lên rồi trở thành mụn nước hoặc bóng nước.
Tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, người ta dùng Bã đậu để làm thuốc trừ sâu và để thuốc cá. Họ còn dùng dầu ép từ hạt Bã đậu làm thuốc tẩm tên độc thay thế ô đầu. Nếu ăn nhầm hạt Bã đậu hoặc uống nhầm dầu Bã đậu với liều nhỏ sẽ bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Với liều cao, nó sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn có thể tiêu ra máu, toát mồ hôi, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, có thể tử vong.
Dân gian có kinh nghiệm chữa ngộ độc Bã đậu là uống nước Hoàng liên, nước Đậu đũa hoặc thật nhiều nước lạnh.
Xem thêm
Bình luận trên facebook