Trầm hương
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Trầm hay trầm hương, trầm dó, dó bầu, dó núi, và có khi gọi là là "Ưng mọc" ( hoa của nó có hình giống chim ưng ), hoặc cây gỗ chim ưng ( Trầm hương dưới dạng "bắp trầm" là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm ( khi cây lụi chết, lớp vỏ ngoài bị mục dần và bong tróc hết ra mới nhìn thấy phần lõi này ) có khi giống hình con chim ưng ), danh pháp khoa học : Aquilaria crassna, là một loài thực vật thuộc họ Trầm. Loài này phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea.
Cây Trầm hương là loại cây to cao tới 30-40m, vỏ xám, xơ. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình thuôn, dài 8-10 cm, rộng 3,5-5,5 cm, nhọn ở phía cuống, đầu lá cũng nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt hơn, có lông. Cuống dài 4-5mm cũng có lông, mặt trên thành rãnh.
Cụm hoa hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả khô, nang, hình lê, có lông, dài 4cm, rộng 3cm, phía dưới có chu tính (perigone) đồng trưởng. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp. Một hạt gồm một phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm.
Trầm phân bố ở Việt Nam, Lào, Ấn Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum...
Cây trầm hương mọc trong các rừng ẩm nhiệt đới. Có thể gặp ở độ cao 1.000 mét, nhưng tập trung ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy.
Quả cây trầm hương
Mùa hoa tháng 7 – 8. Quả chín vào tháng 9 – 10, quả thường mọc thành chùm sát cành.
Truyền thuyết trầm hương
Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa : Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi "mùi thơm thần thoại".
Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật "giao lưu truyền cảm" giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.
Trầm hương :
Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất rắn như đá, nặng, bóng, màu cánh gián, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.
Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng. Người ta gọi đó là "tốc trầm".
Trầm hương được phân loại thành trầm và kỳ nam, trong đó, kỳ nam được coi là loại tốt nhất. Kỳ nam lại được chia thành nhiều loại nữa theo phương thức cổ điển của y học cổ truyền "nhất bạch, nhì thanh, tam hoàng, tứ hắc", cụ thể là bạch kỳ nam (màu trắng, loại I, rất hiếm), thanh kỳ nam (màu xanh, loại II), huỳnh kỳ nam (màu vàng, loại III), hắc kỳ nam (màu đen, loại IV).
"Trầm hương" được lấy từ cây trầm dó, dó bầu, hay tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae), là phần gỗ của cây bị nhiễm dầu. Không phải bất kỳ thân cây Trầm Dó ( Gió ) nào cũng có Trầm hương và Kỳ nam, chỉ một số cây có bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi của thân.
Một số loài Dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương/nhiễm bệnh", lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế Agarwood hay Eaglewood.
Trầm và Kỳ nam đều ở lõi cây Dó, do tích tụ nhiều hay ít tinh dầu, cho nên nếu không sành sỏi dễ bị nhầm lẫn khi mua. Muốn phân biệt hai thứ ấy ta phải xem kỹ tính chất và khí vị của chúng :
- Gỗ Kỳ Nam nặng và nhuyễn, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, thơm tho. Nó tích chứa nhiều tinh dầu nên khi cháy cho ngọn màu xanh, khói lên thẳng và cao, bay lờ lững trong không khí rất lâu.
- Gỗ Trầm nhẹ hơn, có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng. Khi đốt cháy Trầm bốc khói lên hình vòng rồi tan biến nhanh trong không khí.
Trầm và Kỳ Nam thường tìm thấy trong những cây Dó mọc ở những vùng núi hướng về phía có gió biển nên ta thường gặp ở vùng phía Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.
Ở Đông Dương, Trầm kỳ có nhiều ở Campuchia và Việt Nam.
Riêng ở Việt Nam, ít tìm thấy Trầm kỳ ở phía trên vĩ tuyến 17.
- Ở Bình Trị Thiên thường tìm thấy ở vùng Cam Lộ của Quảng Trị, vùng A Sao, A Lưới, vùng Thanh Sơn. Ồ ồ và vùng đèo Hải vân thuộc Thừa Thiên.
- Ở Bình Định có từ vùng núi Quy Nhơn đi vào.
- Ở Khánh Hoà. Phú Yên có rất nhiều tại Vạn Giã, Tân Định, An Thành, Bình Khang, Duyên Khánh...
- Ở Bình Thuận có ở vùng núi giáp ranh với Lâm Đồng.
- Ở Lâm Đồng ta có thể tìm thấy Trầm kỳ ở các núi giáp ranh với Bình Thuận.
- Ở các hải đảo thì gặp nhiều Trầm - Kỳ tại Phú Quốc.
Muốn phân biệt Kỳ nam tốt xấu thì người ta quan sát loại nào có sớ nhuyễn mịn, có nhiều tinh dầu là tốt, còn loại nào rắn chắc và ít dầu là xấu. Người ta thường gói Kỳ Nam trong lá chuối thật kín rồi đem phơi nắng, đến tối đem vào nếu có nhiều chất dầu chảy ra là tốt. Muốn giữ Kỳ Nam được tốt và lâu thì nên bọc vào giấy thiếc hoặc bỏ vào hộp có nắp đậy kín để tinh dầu khỏi bay hơi hoặc chảy bớt.
Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Cũng vì đặc tính chìm trong nước và có mùi hương, nên gọi là trầm hương. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như : Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …
Trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại, như sau :
- Hạng nhất là Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ
Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung.
Kỳ Nam được chia thành 4 loại :
+ Bạch kỳ : Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, đắt giá nhất.
+ Thanh kỳ : Sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
+ Huỳnh kỳ : Sắc vàng sẩm, vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
+ Hắc kỳ : Sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam : nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.
- Hạng hai là Trầm:
Là loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay.
Trầm cũng được chia thành 4 loại chính :
+ Trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.
+ Trầm rễ do rễ cây sinh ra.
+ Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây.
+ Trầm tốc ở trên thân cây. Trầm tốc là loại có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường với nhiều giá khác nhau. Tùy theo nhu cầu và giá cả khác nhau mà người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như vòng đeo tay, xâu chuỗi hạt, bột trầm xông nhà và các loại nhang trầm….
Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại :
+ Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm;
+ Loại 2, sắc xanh đầu vịt, giá trị sau lọai 1;
+ Loại 3, sắc sáp xanh, giá trị sau lọai 2;
+ Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau lọai 3;
+ Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau lọai 4 ;
+ Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại : Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
- Hạng ba là Tốc
Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại tốc, với các tên gọi như : Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa… Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau :
+ Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cỡ ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa.
+ Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
+ Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các lọai tốc khác.
+ Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp.
Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân loại, đánh giá phẩm cấp trầm hương.
Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường dựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.
Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi …
Trầm hương - Dược liệu quý
Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.
Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận.
Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.
Một số bài thuốc từ trầm hương
- Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày : Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.
- Chữa hen suyễn : Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.
- Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở : Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
- Hỗ trợ nam giới : Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
- Để tạo mùi thơm đặc biệt và làm tăng giá trị sử dụng của các loại cao động vật, người ta thường gia thêm khi nấu cao ít trầm hương đã tán vụn. Chú ý : Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.
Cụm hoa hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả khô, nang, hình lê, có lông, dài 4cm, rộng 3cm, phía dưới có chu tính (perigone) đồng trưởng. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp. Một hạt gồm một phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm.
Trầm phân bố ở Việt Nam, Lào, Ấn Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum...
Cây trầm hương mọc trong các rừng ẩm nhiệt đới. Có thể gặp ở độ cao 1.000 mét, nhưng tập trung ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy.
Quả cây trầm hương
Mùa hoa tháng 7 – 8. Quả chín vào tháng 9 – 10, quả thường mọc thành chùm sát cành.
Truyền thuyết trầm hương
Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa : Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi "mùi thơm thần thoại".
Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật "giao lưu truyền cảm" giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.
Trầm hương :
Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất rắn như đá, nặng, bóng, màu cánh gián, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.
Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng. Người ta gọi đó là "tốc trầm".
Trầm hương được phân loại thành trầm và kỳ nam, trong đó, kỳ nam được coi là loại tốt nhất. Kỳ nam lại được chia thành nhiều loại nữa theo phương thức cổ điển của y học cổ truyền "nhất bạch, nhì thanh, tam hoàng, tứ hắc", cụ thể là bạch kỳ nam (màu trắng, loại I, rất hiếm), thanh kỳ nam (màu xanh, loại II), huỳnh kỳ nam (màu vàng, loại III), hắc kỳ nam (màu đen, loại IV).
"Trầm hương" được lấy từ cây trầm dó, dó bầu, hay tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae), là phần gỗ của cây bị nhiễm dầu. Không phải bất kỳ thân cây Trầm Dó ( Gió ) nào cũng có Trầm hương và Kỳ nam, chỉ một số cây có bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi của thân.
Một số loài Dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương/nhiễm bệnh", lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế Agarwood hay Eaglewood.
Trầm và Kỳ nam đều ở lõi cây Dó, do tích tụ nhiều hay ít tinh dầu, cho nên nếu không sành sỏi dễ bị nhầm lẫn khi mua. Muốn phân biệt hai thứ ấy ta phải xem kỹ tính chất và khí vị của chúng :
- Gỗ Kỳ Nam nặng và nhuyễn, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, thơm tho. Nó tích chứa nhiều tinh dầu nên khi cháy cho ngọn màu xanh, khói lên thẳng và cao, bay lờ lững trong không khí rất lâu.
- Gỗ Trầm nhẹ hơn, có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng. Khi đốt cháy Trầm bốc khói lên hình vòng rồi tan biến nhanh trong không khí.
Trầm và Kỳ Nam thường tìm thấy trong những cây Dó mọc ở những vùng núi hướng về phía có gió biển nên ta thường gặp ở vùng phía Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.
Ở Đông Dương, Trầm kỳ có nhiều ở Campuchia và Việt Nam.
Riêng ở Việt Nam, ít tìm thấy Trầm kỳ ở phía trên vĩ tuyến 17.
- Ở Bình Trị Thiên thường tìm thấy ở vùng Cam Lộ của Quảng Trị, vùng A Sao, A Lưới, vùng Thanh Sơn. Ồ ồ và vùng đèo Hải vân thuộc Thừa Thiên.
- Ở Bình Định có từ vùng núi Quy Nhơn đi vào.
- Ở Khánh Hoà. Phú Yên có rất nhiều tại Vạn Giã, Tân Định, An Thành, Bình Khang, Duyên Khánh...
- Ở Bình Thuận có ở vùng núi giáp ranh với Lâm Đồng.
- Ở Lâm Đồng ta có thể tìm thấy Trầm kỳ ở các núi giáp ranh với Bình Thuận.
- Ở các hải đảo thì gặp nhiều Trầm - Kỳ tại Phú Quốc.
Muốn phân biệt Kỳ nam tốt xấu thì người ta quan sát loại nào có sớ nhuyễn mịn, có nhiều tinh dầu là tốt, còn loại nào rắn chắc và ít dầu là xấu. Người ta thường gói Kỳ Nam trong lá chuối thật kín rồi đem phơi nắng, đến tối đem vào nếu có nhiều chất dầu chảy ra là tốt. Muốn giữ Kỳ Nam được tốt và lâu thì nên bọc vào giấy thiếc hoặc bỏ vào hộp có nắp đậy kín để tinh dầu khỏi bay hơi hoặc chảy bớt.
Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Cũng vì đặc tính chìm trong nước và có mùi hương, nên gọi là trầm hương. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như : Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …
Trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại, như sau :
- Hạng nhất là Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ
Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung.
Kỳ Nam được chia thành 4 loại :
+ Bạch kỳ : Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, đắt giá nhất.
+ Thanh kỳ : Sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
+ Huỳnh kỳ : Sắc vàng sẩm, vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
+ Hắc kỳ : Sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam : nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.
- Hạng hai là Trầm:
Là loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay.
Trầm cũng được chia thành 4 loại chính :
+ Trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.
+ Trầm rễ do rễ cây sinh ra.
+ Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây.
+ Trầm tốc ở trên thân cây. Trầm tốc là loại có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường với nhiều giá khác nhau. Tùy theo nhu cầu và giá cả khác nhau mà người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như vòng đeo tay, xâu chuỗi hạt, bột trầm xông nhà và các loại nhang trầm….
Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại :
+ Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm;
+ Loại 2, sắc xanh đầu vịt, giá trị sau lọai 1;
+ Loại 3, sắc sáp xanh, giá trị sau lọai 2;
+ Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau lọai 3;
+ Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau lọai 4 ;
+ Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại : Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
- Hạng ba là Tốc
Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại tốc, với các tên gọi như : Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa… Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau :
+ Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cỡ ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa.
+ Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
+ Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các lọai tốc khác.
+ Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp.
Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân loại, đánh giá phẩm cấp trầm hương.
Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường dựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.
Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi …
Trầm hương - Dược liệu quý
Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.
Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận.
Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.
Một số bài thuốc từ trầm hương
- Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày : Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.
- Chữa hen suyễn : Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.
- Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở : Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
- Hỗ trợ nam giới : Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
- Để tạo mùi thơm đặc biệt và làm tăng giá trị sử dụng của các loại cao động vật, người ta thường gia thêm khi nấu cao ít trầm hương đã tán vụn. Chú ý : Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.
Xem thêm
Bình luận trên facebook