Cây Chóc Máu
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây Chóc máu còn có tên gọi khác là chóp máu, chóp mào, chóp mao tên khoa học là Salacia cochinchinensis Lour, thuộc dây gối Celastraceae.
Đặc điểm phân bố của cây chóc máu:
Cây chóc máu phân bố Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các rừng thưa, đất bồi tụ, thảm thực vật gò đồi, vùng cát nội đồng, từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Quãng Ninh, Ninh Bình qua Quãng Trị, Quãng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đồng Nai tới Kiên Giang, An Giang.
Gần đây người ta cũng phát hiện thấy loài này có ở xã Vĩnh Lộc, xã Lộc Trị, huyện Phú Lộc; vùng đồi huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Gần đây người ta cũng phát hiện thấy loài này có ở xã Vĩnh Lộc, xã Lộc Trị, huyện Phú Lộc; vùng đồi huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm cây chóc máu:
Cây chóc máu là cây bụi cao 2 - 3 m, cành nhỏ có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, phiến lá dai, thon, dài 5 - 10 cm, rộng 3 - 5 cm, gân phụ 6 - 8 cặp, mép lá có răng nhỏ.
Hoa nhỏ, ở nách lá mùi thơm nhẹ, cuống hoa dài 5 - 6 mm, cánh hoa vàng nhạt, cao 6 mm, đĩa mật to, nhị 3, bầu 3 ngăn. Quả mọng hình qủa lê, sau tròn dần, khi chín màu đen, cao 13 - 15 mm, chứa 1 - 2 hạt.
Hoa nhỏ, ở nách lá mùi thơm nhẹ, cuống hoa dài 5 - 6 mm, cánh hoa vàng nhạt, cao 6 mm, đĩa mật to, nhị 3, bầu 3 ngăn. Quả mọng hình qủa lê, sau tròn dần, khi chín màu đen, cao 13 - 15 mm, chứa 1 - 2 hạt.
Công dụng tổng quan của cây chóc máu (chưa được kiểm nghiệm chính xác):
- Là loài dược thảo có khả năng hạn chế sự phát triển tế bào ung thư, do mới được phát hiện nên hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về cây này mà chỉ được sử dụng chủ yếu trong dân gian, vì vậy hầu như chưa có bài thuốc về loài dược thảo này.
- Chóc máu, còn dùng để chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi bắp, cơ thể suy nhược.
- Chóc máu, còn dùng để chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi bắp, cơ thể suy nhược.
Thực tế về cây chóc máu:
Cây Chóc máu tầu đã được các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về hoá học và thử tác dụng sinh học trong phòng thí nghiệm.
Morikawa T và cộng sự (Trường Đại học Dược Kyoto, Nhật Bản) đã tách chiết từ thân cây Chóc máu tầu lấy từ Thái Lan được 3 triterpen mới kiểu friedelan la salason A, B và C; một triterpen mới kiểu norfriedelan là salaquinon A; và một sesquiterpen mới kiểu eudesman là salasol A.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy 6 chất nữa là 3 bêta, 22 betadihydroxyolean - 12 - en - 29 - oic axit, tingenone, tingenine B, regoel A, triptocalline A và mangiferin (Nguồn: J Nat Prod, 2003, 66 (9): 1191 - 1196).
Theo C, Hansakul và cộng sự thì chất chiết bằng cồn n - butanol từ thân cây Chóc máu tầu có tác dụng dãn mạch, hạ huyết áp trên chuột thí nghiệm (nguồn: III WOCMAP Congress on Medicinal and Aromatic Plants - Vol. 4: Targeted Screening of Medicinal and Aromatic Plants, Economic and Law).
Ở Việt Nam, chưa thấy công trình nghiên cứu về cây này. Chỉ có một thông tin trong cuốn Tự điển cây thuốc viết “dùng rễ sắc uống chữa phong thấp, đau lưng, cơ thể suy nhược” (Võ Văn Chi, 1997, trang 236).
Theo các tin nói trên thì cây này “có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư” (SGGP, không dẫn tài liệu gốc), hoặc “theo các công trình nghiên cứu y học ở Nhật Bản, loài cây này chứa một hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường” (không dẫn tài liệu gốc).
Về mức độ tin cậy, khi các nguồn tin không dẫn tài liệu gốc, tức là những căn cứ khoa học, thì chưa đủ tin cậy, cần thận trọng. Tác dụng của cây Chóc máu tầu cần được kiểm chứng, xác minh và đặc biệt cần kiểm tra độc tính trước khi sử dụng.
Morikawa T và cộng sự (Trường Đại học Dược Kyoto, Nhật Bản) đã tách chiết từ thân cây Chóc máu tầu lấy từ Thái Lan được 3 triterpen mới kiểu friedelan la salason A, B và C; một triterpen mới kiểu norfriedelan là salaquinon A; và một sesquiterpen mới kiểu eudesman là salasol A.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy 6 chất nữa là 3 bêta, 22 betadihydroxyolean - 12 - en - 29 - oic axit, tingenone, tingenine B, regoel A, triptocalline A và mangiferin (Nguồn: J Nat Prod, 2003, 66 (9): 1191 - 1196).
Theo C, Hansakul và cộng sự thì chất chiết bằng cồn n - butanol từ thân cây Chóc máu tầu có tác dụng dãn mạch, hạ huyết áp trên chuột thí nghiệm (nguồn: III WOCMAP Congress on Medicinal and Aromatic Plants - Vol. 4: Targeted Screening of Medicinal and Aromatic Plants, Economic and Law).
Ở Việt Nam, chưa thấy công trình nghiên cứu về cây này. Chỉ có một thông tin trong cuốn Tự điển cây thuốc viết “dùng rễ sắc uống chữa phong thấp, đau lưng, cơ thể suy nhược” (Võ Văn Chi, 1997, trang 236).
Theo các tin nói trên thì cây này “có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư” (SGGP, không dẫn tài liệu gốc), hoặc “theo các công trình nghiên cứu y học ở Nhật Bản, loài cây này chứa một hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường” (không dẫn tài liệu gốc).
Về mức độ tin cậy, khi các nguồn tin không dẫn tài liệu gốc, tức là những căn cứ khoa học, thì chưa đủ tin cậy, cần thận trọng. Tác dụng của cây Chóc máu tầu cần được kiểm chứng, xác minh và đặc biệt cần kiểm tra độc tính trước khi sử dụng.
Một số hình ảnh tham khảo thêm về cây chóc máu:
(BlogCayCanh.vn)
Xem thêm
Bình luận trên facebook